Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Taxi cũng sợ tăng cước vận tải

Các doanh nghiệp vận tải cũng như người hoạt động trong lĩnh vực này không hề hào hứng với thông tin tăng giá xăng, vì xăng tăng không đồng nghĩa với việc sẽ điều chỉnh cước.

Taxi cũng sợ tăng cước vận tải

Các doanh nghiệp vận tải cũng như người hoạt động trong lĩnh vực này không hề hào hứng với thông tin tăng giá xăng, vì xăng tăng không đồng nghĩa với việc sẽ điều chỉnh cước.

Một ca làm việc của anh Nguyễn Văn Đức, ở Đan Phượng (Hà Nội) bắt đầu từ chiều và kết thúc lúc 11-12h đêm. Là lái xe cho một trong những hãng taxi lớn nhất cả nước, anh Đức cho hay, mỗi lần tăng giá xăng là một lần nơm nớp lo thu nhập giảm, vì tỷ lệ “ăn chia” với công ty tính trên số tiền kiếm được mỗi tối. “Nhiều người nghĩ lái taxi nhàn, nhưng thực tế cũng chỉ là những xe ôm đời cao hơn. Tính ra, nếu hôm nào ít khách thì lỗ chổng vó”, lái xe taxi có kinh nghiệm luân chuyển ít nhất 3 hãng xe chia sẻ.

Đây cũng là lý do, mỗi đợt tăng giá xăng là một lần cánh lái xe lại lo ngay ngáy. “Giá xăng tăng, nếu công ty cũng tăng cước thì khách ít đi là đương nhiên, doanh số trong ngày giảm thì không tính đến công xá, có khi còn không được đồng công nào cũng nên”, anh Thủy, tài xế hãng taxi Mai Linh than thở. Anh này cho biết, vừa rồi, khi đơn vị này gặp khó khăn, không ít người đã bị cắt giảm nhân sự, đặc biệt là đội ngũ góp xe vào công ty, mua thương hiệu để lái. “Nếu giá xăng tăng liên tục, ít nhất không chỉ người đi xe máy, ôtô hay các dịch vụ khác, giá cả thị trường bị ảnh hưởng mà ngay cả cánh lái xe chúng tôi cũng khổ trăm bề”, anh Thủy ngậm ngùi.

 

 Nhiều doanh nghiệp vận tải đang đau đầu với lộ trình tăng giảm của xăng, song đa phần cho biết nếu xăng tiếp tục tăng, có thể giá cước vận tải sẽ được điều chỉnh trong lần tới. Ảnh minh họa: Mạnh Cường.

Trong khi những lần tăng giá trước, các doanh nghiệp vận tải đều tính toán để điều chỉnh bảng cước, thì lần này, việc thay đổi cước phí được cân nhắc tương đối kỹ càng.

Tổng giám đốc doanh nghiệp taxi Nguyễn Minh - ông Nguyễn Hồng Minh - cho biết, kể từ lần tăng giá cước từ tháng 2 đến nay, đơn vị này vẫn cố gắng bù lỗ. Theo ông Minh, cách làm này vừa để giữ chân khách hàng, vừa để đợi giá nhiên liệu có thể giảm trong thời gian tới. Thực tế, xăng dầu tăng giảm phập phù, không ổn định nên vị tổng giám đốc này không ngần ngại khi nói về “thế khó” nếu doanh nghiệp chuẩn bị tăng mà lại có đợt điều chỉnh giảm thì xoay không kịp. “Nhiều người nghĩ, giá xăng lên hôm nay, thì ngày mai chúng tôi có thể đổi niêm yết giá ngay lập tức, nhưng đâu đơn giản. Việc tăng giá cũng cần có lộ trình rõ ràng với nhiều thủ tục như dừng chạy xe để kiểm kê, niêm yết giá mới, đồng hồ”, Tổng giám đốc Nguyễn Minh Taxi chia sẻ.

Lãnh đạo Mai Linh khu vực Đông Bắc Bộ - ông Hồ Chương - cũng cho biết chưa có ý định tăng giá cước trong lần xăng tăng này. Theo nhận định của ông Chương, mức tăng của xăng vẫn trong “ngưỡng” chịu đựng của doanh nghiệp. Từ tháng 6, giá xăng có 2 lần tăng tổng cộng hơn 800 đồng nhưng sau đó lại giảm được 400 đồng, nếu cộng dồn những lần tăng giảm, doanh thu các doanh nghiệp taxi vẫn thực dương 200 đồng/km, nên chưa cần thiết phải tăng cước, lãnh đạo Mai Linh chia sẻ.

Dù chưa tăng giá đợt này, song đại diện các doanh nghiệp vận tải đều cho rằng, việc ghìm giá chỉ là biện pháp nhằm đợi diễn biến tiếp theo. Mức lãi chỉ 200 đồng/km trong bối cảnh kinh doanh khó khăn đối với nhiều hãng taxi, theo nhận định của những người đứng đầu, là không đáng kể.

“Tùy điều kiện, các doanh nghiệp sẽ cân nhắc có tăng cước hay không. Song nhìn chung, mức chênh lệch giá xăng hiện tại và trước ngày 14/6 khá cao nên có khả năng doanh nghiệp nào trước đó chưa điều chỉnh giá thì lần này sẽ tăng”, ông Đỗ Quốc Bình - Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội nêu ý kiến. Theo ông Bình, động thái dè chừng hơn trong việc tăng giá của doanh nghiệp xuất phát từ việc ngày càng nhiều xe phải “phơi đường” do ế khách sau mỗi lần điều chỉnh cước.

Từ hôm giá xăng tăng đến nay tròn 1 tuần, câu hỏi mà anh Thủy - tài xế hãng taxi Mai Linh nói trên nhận được nhiều nhất khi có khách ghé xe là: “Đã tăng cước chưa”. Anh Thủy kể, hầu như khách nào lên xe cũng hỏi liệu thời gian tới có tăng cước nữa hay không, vì hiện nay, mức giá 12.000 đồng trở lên cho mỗi km đường, thậm chí là 14.000 đồng đối với một số hãng xe “xa xỉ” đã khá cao so với sức chi trả của người dân. “Chưa kể xăng tăng thường kéo theo giá nhiều dịch vụ khác tăng theo, trong đó có điện, nước, giá cả thực phẩm… mà lương và thu nhập vẫn đều đều, chỉ ‘chết’ người nghèo”, vẻ mặt trầm ngâm - tài xế một trong những hãng xe đình đám bộc bạch.

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nếu không có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu, thì tác động đến sản xuất, tiêu dùng là rất lớn. Chuyên gia này cho biết, hiện nay, ngoài các yếu tố đầu vào như giá điện, phân bón, giá xăng và giá thực phẩm là mối đe dọa lên CPI những tháng còn lại. Về mức độ ảnh hưởng lên CPI có thể là 0,1% khi giá xăng tăng hôm 17/7 như đánh giá của Bộ Tài chính, ông Long cho rằng chỉ số này cho thấy doanh nghiệp vẫn khó khăn, sản xuất ngưng trệ, đời sống nhân dân không cải thiện.

Mạnh Cường

Theo Infonet

Mạnh Cường

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm