Theo CNN, Cassini đã tự chìm vào bầu khí quyển phía trên Sao Thổ ở tốc độ cao và lao xuống hành tinh này vào 6h30 (giờ miền Đông nước Mỹ). Tín hiệu và dữ liệu cuối cùng nó gửi đến trạm không gian Deep Space Network của NASA đặt tại Canberra, Australia sau đó 1 giờ 30 phút.
NASA xác nhận con tàu "chết" lúc 7h55, đúng theo kế hoạch.
Trong khoảng một phút, Cassini đã truyền tải dữ liệu mới về thành phần của Sao Thổ, với điều kiện anten của nó vẫn hướng về phía Trái Đất và sự trợ giúp từ những máy phát nhỏ. Sau đó, con tàu vũ trụ bị đốt cháy và tan rã do nhiệt độ và áp suất cao của bầu không khí khắc nghiệt.
Cassini đã trở thành một phần của hành tinh nó được cử đến để khám phá. Chưa có tàu vũ trụ nào tiếp cận Sao Thổ gần đến vậy. Hôm thứ 5, Cassini đã ghi lại những hình ảnh cuối cùng và truyền mọi dữ liệu trong đầu ghi của nó để chuẩn bị cho vụ "tự sát".
Dữ liệu gần đây từ Cassini đem đến nhiều khám phá bất ngờ cho các nhà khoa học, giúp họ đưa ra kết luận rằng vành đai phát sáng của Sao Thổ hình thành sau Hệ Mặt Trời khoảng 120 năm triệu năm so với tính toán ban đầu. Ảnh: Imperial. |
Tàu thăm dò không người lái Cassini, thành quả hợp tác giữa cơ quan hàng không Mỹ và Italy, được phóng lên vào ngày 15/10/1997 và đã tới quỹ đạo của Sao Thổ vào năm 2004, sau khi thực hiện hành trình qua Sao Kim và Sao Mộc.
Từ đó, Cassini đã bay quanh Sao Thổ để chụp ảnh bề mặt của nó, giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về khí quyển, từ quyển và các vệ tinh băng giá của hành tinh này.
Khi nhận thấy nhiên liệu của con tàu sắp cạn kiện, NASA quyết định để nó "thả mình" xuống Sao Thổ nhằm tránh va chạm với các vệ tinh Titan và Enceladus, nơi tiềm ẩn sự sống ngoài Trái Đất.