Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu Trung Quốc đã chuẩn bị chiến đấu quanh HD-981

Trong số 80 tàu hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có 7 tàu chiến. Nhiều tàu trang bị vũ khí đã ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

 

Tàu Trung Quốc đâm, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam

Trung Quốc huy động 80 tàu được trang bị nhiều vũ khí hiện đại uy hiếp các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt Nam.

Tại cuộc họp báo quốc tế chiều 7/5, trình bày diễn biến trên thực địa tại khu vực hạ đặt giàn khoan HD-981, đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã đưa đến hiện trường tổng cộng 80 tàu các loại tham gia bảo vệ và phục vụ giàn khoan.

Trong số 7 tàu quân sự hiện diện quanh giàn khoan, Việt Nam đã ghi nhận một tàu hộ vệ tên lửa và tàu tuần tiễu tấn công nhanh. Số còn lại là hàng chục tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính… Ngoài ra còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực.

Đặc biệt, một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã tiến sâu vào vùng biển Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 50-60 hải lý.

Tàu Trung Quốc chủ động gây hấn, đâm va, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển VN cung cấp.
Tàu Trung Quốc chủ động gây hấn, đâm va, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển VN cung cấp.
“Khi các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam ra kiểm tra, ngăn chặn việc xâm phạm trái phép của giàn khoan HD-981 thì thì các tàu bảo vệ Trung Quốc được sự yểm trợ của máy bay chủ động đâm thẳng tàu Việt Nam, dùng vòi rồng, súng bắn nước làm hư hỏng tàu và gây thương tích kiểm ngư viên”, ông Thu cho hay.

Phía Việt Nam ghi nhận 2 tàu cảnh sát biển, 8 tàu kiểm ngư bị hư hại do hành động hung hăng của tàu Trung Quốc; đồng thời, do vòi rồng phun vỡ kính, 6 kiểm ngư viên đã bị thương.

“Tàu Trung Quốc được trang bị vũ khí đều được mở bạt và ở tư thế sẵn sàng chiến đấu cao, gây nên tình hình căng thẳng trên thực địa”, đại tá Thu nói.

Đại tá Ngô Ngọc Thu. Ảnh: Tùng Lê.
Đại tá Ngô Ngọc Thu. Ảnh: Tùng Lê.

Cũng theo vị Phó tư lệnh, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã có mặt kịp thời ngay từ lúc giàn khoan HD-981 tiến vào đến vị trí hạ đặt trong thềm lục địa Việt Nam, thực hiện quyền kiểm tra, ngăn chặn và phát tín hiệu yêu cầu rời khỏi.

“Lực lượng của Việt Nam đã kiên trì, kiềm chế trước sự hung hăng, ngang ngược của tàu Trung Quốc”, ông Thu nói và cho biết,Việt Nam hoàn toàn không sử dụng tàu quân sự vào việc giải quyết, xua đuổi giàn khoan này.

Vào sáng sớm 1/5, Việt Nam phát hiện giàn khoan nước sâu HD-981 và 3 tàu dịch vụ dầu khí của Trung Quốc di chuyển từ tây bắc đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa) xuống phía Nam. Đến 16h ngày 2/5, giàn khoan đã thả trôi tại toạ độ nằm sâu trong thềm lục địa Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý.

Giàn khoan này được đặt nhằm mục đích tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút hết giàn khoan HD-981

Chiều 6/5, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì.

Nguyễn Hưng - Tùng Lê

Bạn có thể quan tâm