Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu sân bay huyền thoại nhất của Mỹ sắp 'về hưu'

USS Enterprise, tàu sân bay huyền thoại và lâu đời nhất hiện đang hoạt động trong Hải quân Mỹ, hàng không mẫu hạm dài nhất của Hoa Kỳ sẽ chính thức "nghỉ hưu" ngày 1/12 năm nay, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong lần triển khai cuối cùng hôm 12/3.

Tàu sân bay huyền thoại nhất của Mỹ sắp 'về hưu'

USS Enterprise, tàu sân bay huyền thoại và lâu đời nhất hiện đang hoạt động trong Hải quân Mỹ, hàng không mẫu hạm dài nhất của Hoa Kỳ sẽ chính thức "nghỉ hưu" ngày 1/12 năm nay, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong lần triển khai cuối cùng hôm 12/3.

>>Tàu sân bay Mỹ vượt eo biển Hormuz của Iran
>>Mỹ điều tàu sân bay tới Vùng Vịnh
>>Những hoạt động trên tàu sân bay Mỹ tại Vùng Vịnh

Với những chiến công lẫy lừng trong suốt 50 năm hoạt động, USS Enterprise đã trở thành biểu tượng vĩ đại trong Hải quân Mỹ. Được đưa vào biên chế ngày 24/9/1960, USS Enterprise là hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Mang biệt danh “Big E”, USS Enterprise (CVN-65) là con tàu thứ 8 và là tàu sân bay thứ hai của Hải quân Mỹ mang tên Enterprise.

Hàng không mẫu hạm USS Enterprise CVN-65.

Với chiều dài lên tới 342m, USS Enterprise là tàu hải quân dài nhất thế giới, với trọng tải choán nước lên tới 94.781 tấn. Tốc độ tối đa của USS Enterprise đạt 30 hải lí/giờ. Từng là tàu sân bay hiện đại nhất thế giới, USS Enterprise được trang bị hệ thống radar hiện đại, cùng với bốn thang máy vận chuyển máy bay bên sườn, hai thang máy khác ở phía mũi và một thang ở phía sau, cùng hệ thống máy phóng phi cơ. Nó còn có thể mang theo 8.500 tấn nhiên liệu, đủ cho máy bay hoạt động trong vòng 12 ngày.

Trên thực tế, nhờ 8 lò phản ứng hạt nhân cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ quá trình hoạt động của con tàu, nên nó tiết kiệm được một khoảng lớn diện tích phục vụ cho việc chứa nhiên liệu của máy bay chiến đấu. Ngoài ra, con tàu là nơi làm việc của 3.100 thành viên thủy thủ đoàn, cùng với 1.500 phi công và nhân viên phục vụ thuộc đội bay trên tàu.

USS Enterprise CVN-65 có thể mang theo một số lượng lớn máy bay.

Trong quá khứ, việc nghiên cứu sản xuất tàu sân bay hạt nhân của Mỹ được khởi động vào năm 1950, nhưng đã bị đình chỉ vào năm 1953 do cắt giảm ngân sách. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa hai miền Triều Tiên diễn ra trong cùng thời gian đã khiến chương trình được tái khởi động, và 8 lò phản ứng đã được lắp vào USS Enterprise năm 1960.

Khối lượng nhiên liệu nạp lần đầu tiên đủ cho USS Enterprise di chuyển 207.000 dặm sau đó được đưa vào xưởng để tiếp nhiên liệu từ tháng 11/1964 tới 7/1965. Lần nạp nhiên liệu thứ hai cho phép Enterprise vượt qua được 300.000 dặm biển trước khi được nạp nhiên liệu năm 1970. Lần nạp thứ 3, con tàu hoạt động được 8 năm trước khi trải qua cuộc đại tu kéo dài từ 1979 đến 1982. Lần tiếp nhiên liệu gần đây nhất của USS Enterprise là vào giữa những năm 1990. Trong tháng 3/2008, USS Enterprise trải qua một cuộc đại tu lớn để tiếp tục hoạt động trong năm 2010 và 2011.

Tới lúc về hưu, USS Enterprise CVN-65 vẫn là con tàu dài nhất của Hải quân Mỹ.

Tính tới thời điểm hiện tại, USS Enterprise đã thực hiện tổng số 22 lần làm nhiệm vụ trên khắp các vùng biển, trong đó có cả sự kiện Vịnh Con Lợn, Cuba tháng 10/1962. Máy bay cất cánh từ USS Enterprise cũng là những chiến đấu cơ đầu tiên thực hiện không kích Afghanistan năm 2001, sau sự kiện 11/9 đình đám. USS Enterprise cũng là tàu sân bay góp mặt trong chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ vào Việt Nam, cũng như chịu trách nhiệm di tản sĩ quan và những phần tử trung thành sau khi chiến tranh thất bại.

Trước đó, USS Enterprise cũng đã gây sóng gió cho mối quan hệ Mỹ - Nhật, khi nó cập vào một bến cảng của Nhật Bản năm 1964. Là quốc gia gánh chịu những hậu quả nặng nề từ vũ khí hạt nhân do Mỹ sử dụng, người dân Nhật Bản hết sức nhạy cảm với sự hiện diện hạt nhân ở lãnh hải của mình. Tuy nhiên, quyết định gia nhập hàng ngũ cường quốc hạt nhân của Nhật Bản đã giúp vấn đề được giải quyết.

Sau lần hoạt động cuối cùng, USS Enterprise - biểu tượng của Hải quân Mỹ sẽ được nghỉ hưu vào đầu tháng 12.

Tuy nhiên, sự nghiệp vẻ vang của USS Enterprise có dấu hiệu chấm dứt vào năm 2003, khi Mỹ quyết định đóng mới một tàu sân bay thuộc lớp Gerald R. Ford để thay thế USS Enterprise. USS Gerald R. Ford được tiết lộ có hệ thống vũ khí đắt nhất từng được tạo ra, với tổng chi phí đóng mới lên tới 11,5 tỷ USD. Nó cũng được trang bị hệ thống tên lửa phòng vệ tối tân, nhằm chống lại những cuộc tấn công từ máy bay và tên lửa của đối phương. Nhiều khả năng, hàng không mẫu hạm mới sẽ được đưa vào Hải quân Mỹ trong năm nay hoặc năm sau.

Theo đúng lịch trình được công bố, USS Enterprise sẽ chính thức nghỉ hưu vào ngày 1/12 tới. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ lần cuối trên vùng biển Đại Tây Dương vừa được triển khai, con tàu sẽ trở lại Norfolk và được tháo dỡ những bộ phận còn có thể sử dụng, bao gồm cả 8 lò phản ứng hạt nhân. Sau đó, nó sẽ được kéo tới Washington để cắt nhỏ thành phế liệu, chấm dứt những năm tháng vẻ vang của con tàu từng 50 năm là biểu tượng của hải quân Mỹ.

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Trịnh Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm