Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tàu chở dầu tắc nghẽn ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ sau khi dầu Nga bị áp giá

Tình trạng tắc nghẽn các tàu chở dầu đã diễn ra ngoài khơi bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày đầu tiên sau khi biện pháp áp trần giá dầu Nga ở mức 60 USD có hiệu lực, Reuters đưa tin.

Một tàu chở dầu Nga đậu tại cảng ở thị trấn Marmara Ereglisi, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters.

Theo 4 lãnh đạo các doanh nghiệp trong ngành năng lượng, tình trạng tắc nghẽn xảy ra trong bối cảnh chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu các tàu chở dầu đi qua hải phận nước này phải xuất trình đầy đủ giấy tờ bảo hiểm. Theo Financial Times, tính đến ngày 5/12, có khoảng 19 tàu chở dầu đang chờ để di chuyển qua vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trả lời Financial Times, một nhà môi giới dầu giấu tên cho biết con tàu đầu tiên trong số này đi vào vùng biển của Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 29/11. Trong thời gian chờ đợi giấy tờ hợp lệ, các tàu chở dầu trên đang thả neo tại các eo biển Bosphorus và Dardanelles, những cửa ngõ nối các cảng ở Biển Đen của Nga với thị trường thế giới.

Bộ Vận tải và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ đã không đưa ra bình luận khi được hỏi về quyết định của nước này yêu cầu các tàu chở dầu có đầy đủ giấy tờ bảo hiểm.

Động thái của Thổ Nhĩ Kỳ được đưa ra sau khi lệnh áp trần giá dầu từ Nga ở mức 60 USD của EU và nhóm các nền kinh tế phát triển G7 có hiệu lực vào hôm 5/12. Đây là biện pháp trừng phạt mới nhất được các quốc gia này áp dụng lên Nga nhằm cản trở chiến dịch quân sự của nước này tại Ukraine.

Theo thỏa thuận trên, các sản phẩm dầu của Nga được phép vận chuyển trên các tàu chở dầu thuộc EU và nhóm G7 và được cấp bảo hiểm bởi những công ty thuộc các quốc gia trên chỉ khi mặt hàng này được mua với giá thấp hơn 60 USD/thùng.

Sau quyết định của EU và nhóm G7, chính quyền Nga hôm 5/12 cho biết việc áp trần giá dầu Nga sẽ chỉ gây mất ổn định thị trường năng lượng thế giới và không có khả năng ngăn cản Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Cạnh tranh Nga - Mỹ về vấn đề Ukraine

Trong cuốn sách “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ: Tiếp cận từ chủ nghĩa hiện thực và trường hợp khủng hoảng Ukraine”, tiến sĩ Phan Thị Thu Dung nhận định đặt trong tổng thể cạnh tranh chiến lược Nga - Mỹ từ năm 2013 đến nay thì Ukraine là điển hình cho cạnh tranh địa chiến lược quyết liệt giữa hai cường quốc hàng đầu về quân sự trên nhiều chiến tuyến, từ an ninh, chính trị, kinh tế đến truyền thông, năng lượng.

Ông Putin lái Mercedes thị sát cầu Crimea

Tổng thống Vladimir Putin ngày 5/12 đã thị sát cầu Kerch nối bán đảo Crimea và Nga. Nơi đây từng xảy ra vụ nổ hồi tháng 10.

Nổ tại hai căn cứ không quân ở Nga

Truyền thông Nga cho biết hai vụ nổ đã xảy ra tại căn cứ không quân nước này ở tỉnh Ryazan và Saratov, khiến ít nhất 3 người thiệt mạng.

An Bình

Bạn có thể quan tâm