Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng lương 16%: DN cả nước tăng gánh nặng phí xã hội

Nếu mức lương tối thiểu vùng tăng thêm khoảng 16% từ năm 2016 thì mỗi năm các DN phải đóng thêm tối thiểu 24.000 tỷ đồng các loại phí xã hội.

Chỉ riêng phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, y tế và công đoàn, mỗi tháng các doanh nghiệp sẽ phải trích nộp gần 2.000 tỷ đồng, tức tương đương gần 24.000 tỷ đồng mỗi năm, nếu lương tối thiểu vùng tăng lên 16% vào năm 2016, theo ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ.

Mức lương tối thiểu vùng hiện đang được áp dụng như sau: vùng 1: 3,1 triệu đồng/tháng; vùng 2: 2,75 triệu đồng; vùng 3: 2,4 triệu đồng và vùng 4 là 2,15 triệu đồng/tháng.

Nếu lương tối thiểu vùng năm 2016 tăng thêm 16%, thì mức lương mới của vùng 1 sẽ là 3,596 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 3,19 triệu đồng; vùng 3 là 2,784 triệu đồng và vùng 4 là 2,494 triệu đồng/tháng.

Như vậy, khi so sánh mức bình quân của 4 vùng đang áp dụng với đề xuất mới, thì mức chênh lệch ít nhất sẽ là 416.000 đồng/tháng. Điều này có nghĩa doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động ít nhất 416.000 đồng/người/tháng nếu áp dụng mức lương mới.

Căn cứ vào con số nêu trên, ông Lam của VCCI Cần Thơ dẫn số liệu của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng với khoảng 35-37% lao động (khoảng 20 triệu người) được ký hợp đồng chính thức trong tổng số hơn 53 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, thì về danh nghĩa, mỗi tháng doanh nghiệp phải trả thêm cho người lao động khoảng 8.320 tỷ đồng.

Chỉ riêng phí bảo hiểm xã hội, thất nghiệp và y tế “nuốt” của doanh nghiệp hơn <abbr class=24.000 tỉ đồng/năm. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần may Tây Đô (TP. Cần Thơ) đang làm việc." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/uopuoka/2015_08_18/6ee08_may.jpg" />

Chỉ riêng phí bảo hiểm xã hội, thất nghiệp và y tế “nuốt” của doanh nghiệp hơn 24.000 tỷ đồng/năm. Trong ảnh là công nhân Công ty cổ phần may Tây Đô (TP Cần Thơ) đang làm việc.

“Lấy con số này nhân với 24% là tổng các loại phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, y tế và công đoàn, thì doanh nghiệp mỗi tháng mất thêm gần 2.000 tỷ đồng và như vậy mỗi năm họ mất gần 24.000 tỷ đồng,” ông cho biết.

Vì vậy, theo ông Lam, lương tối thiểu vùng nếu điều chỉnh tăng lên thêm 16% vào năm 2016 sẽ tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp và nhiều khả năng sẽ đẩy nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh phá sản vì sức cạnh tranh yếu hơn so với doanh nghiệp nước ngoài (FDI) có vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại.

“Việc tăng lương tối thiểu vùng nếu tính toán không khéo có thể gây ra phản ứng ngược vì có thể doanh nghiệp cảm thấy ảnh hưởng đến lợi ích của họ ở nhiều ngành nghề chứ không riêng gì dệt may; và như vậy họ sẽ giảm lao động hợp đồng, tăng lao động thời vụ, tạo ra bất ổn xã hội,” ông Lam cho biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thái Hùng, Chủ tịch Chi hội dệt may Sông Hậu, cho rằng, lương người lao động được thụ hưởng hiện nay có hai phần gồm phần cứng là lương cơ bản và phần mềm là các khoản thưởng tăng năng suất lao động, chuyên cần, thưởng Tết…

“Mức lương bình quân các nhà máy trả cho người lao động hiện nay là 5-6 triệu đồng/người/tháng (gồm cả phần cứng và mềm), cao hơn cả mức lương cơ bản trong trường hợp nếu tăng lên 16%, cho nên nếu phần cứng thay đổi, thì nhà máy sẽ giảm phần mềm, như vậy, người lao động chưa được lợi, nếu có thì họa may khi về hưu,” ông Hùng cho biết.

Cùng quan điểm này, ông Lam cho rằng, doanh nghiệp có thể tăng khoản này, giảm khoản kia vì tiền thưởng không ai quy định bao nhiều, phụ cấp bao nhiêu, ngoại trừ một số lĩnh vực nhỏ. “Như vậy, nếu tăng cái này, thì doanh nghiệp sẽ giảm cái khác, cho nên thực tế thu nhập của người lao động cũng sẽ không tăng,” ông nói.

Tuy nhiên, theo ông Lam, việc này có thể tạo ra tâm lý bất ổn trong xã hội, bởi vì người lao động thường có suy nghĩ tại sao Chính phủ tăng lương như thế này thế kia, trong khi thực tế tiền lương họ được nhận có thể không tăng.

Ông Trần Chí Gia, Tổng giám đốc Công ty cổ phần may Meko (TP Cần Thơ), cho rằng với bối cảnh ngành dệt may còn khó khăn như hiện nay, Nhà nước nên để cho doanh nghiệp có thời gian “thở”, không nên vội tăng lượng tối thiểu vùng vào lúc này. “Trong trường hợp có tăng, thì nên tăng từ năm 2018 và nên ở mức tối đa là 6% thôi”, ông Gia kiến nghị.

Tiền lương làm ngày Quốc khánh bằng 400% lương ngày thường

Tiền lương làm ngày 2/9 bằng 400%, nếu vào ban đêm ngày 2/9 sẽ được hưởng thêm 90% tiền lương của ngày bình thường.

http://www.thesaigontimes.vn/134509/Tang-luong-16-DN-ca-nuoc-tang-ganh-nang-phi-xa-hoi.html

Theo Trung Chánh/Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Bạn có thể quan tâm