Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tăng giá điện từ ngày 16/3

Chính phủ đồng ý điều chỉnh giá bán điện tăng 7,5%, lên bình quân hơn 1.622 đồng/kWh, kể từ 16/3.

Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra cuộc họp Thường trực Chính phủ về báo cáo phương án điều chỉnh giá bán điện năm 2015 của Bộ Công Thương  do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì. 

Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ; Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Tại cuộc họp, Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Lãnh đạo các Bộ, ngành đã thảo luận và nhất trí việc điều chỉnh tăng giá bán điện sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương và EVN. Theo đó, giá bán điện sẽ được điều chỉnh tăng 7,5% lên mức bình quân 1.622,05 đồng/kWh kể từ ngày 16/3 sắp tới. 

Giá bán điện tăng bình quân 1.622,05 đồng/kWh kể từ thời điểm 16/3/2015. Ảnh: Chinhphu.vn.

Với mức tăng 7,5%, việc điều chỉnh giá điện lần này đảm bảo các yêu cầu EVN không bị lỗ (nếu không điều chỉnh, năm 2015, EVN sẽ lỗ khoảng 12.000 tỷ đồng). Giá tăng cũng dành một phần để giảm khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá các năm trước để lại (hiện còn khoảng 8.000 tỷ đồng) và đảm bảo khả năng phấn đấu đạt mức tăng trưởng GDP 6,2%; kiểm soát lạm phát khoảng 5%.

Thay mặt Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Công Thương, EVN tổ chức tuyên truyền và thông tin sâu rộng về việc điều chỉnh tăng giá điện lần này.

Cùng với đó, EVN tiếp tục thực hiện các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Năm 2015, tập đoàn Điện lực phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 8% (năm 2014 tỷ lệ này là 8,49%); nâng năng suất lao động toàn tập đoàn tăng trên 9%.

Trước đó, EVN đề xuất tăng giá bán lẻ điện lên 9,5%. Bộ CôngThương có thông báo sẽ căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng và tình hình thực tiễn để đưa ra quyết định.

Theo lý giải của lãnh đạo EVN cho biết, năm 2015, EVN phải đối mặt với khoản lỗ trên 16.800 tỷ đồng do chi phí đầu vào rất lớn từ năm trước chưa được đưa vào giá điện. Trong khi đó, EVN vẫn tiếp tục đề ra mục tiêu kinh doanh điện có lợi nhuận, đầu tư thuần 96.463 tỷ đồng, trả nợ lãi gốc và lãi vay khoảng 30.873 tỷ đồng

Nhiều mặt hàng, yếu tố làm ảnh hưởng đến giá điện như giá than tăng 22% tính đến 22/7/2014 so với 1/8/2013, trong khi lượng điện được sản xuất bằng nhiệt điện (than) chiếm tới 32,37%. Các yếu tố khác như giá khí, tỷ giá bình quân, thuế tài nguyên nước, giá mua điện từ các nhà máy có công suất từ 30MW trở xuống cũng đều tăng.

Tăng giá điện thế nào để tránh gây 'sốc'?

Nếu phải tăng giá điện, EVN và cơ quan chức năng cần cân nhắc tăng vừa phải và theo đúng lộ trình để tránh gây “sốc” cho người dân và doanh nghiệp.

 

Tô Đức

Bạn có thể quan tâm