Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tận dụng quỹ thời gian với hai giờ đầu tiên

Bằng phân tích logic và số liệu từ các công trình nghiên cứu sinh học, thần kinh học, Donna McGeorge chỉ ra cách khai thác năng lượng theo quỹ thời gian để làm việc hiệu quả.

Sau thành công của cuốn Cuộc họp 25 phút, nữ diễn giả và chuyên gia cố vấn Donna McGeorge cho ra đời cuốn sách thứ hai mang tên 2 giờ đầu tiên với mong muốn mang đến lời khuyên để tăng cường giá trị thời gian của mỗi người tại nơi làm việc.

Đối tượng mà tác giả muốn hướng tới chính là nhân viên văn phòng, những người hàng ngày “ngập lụt trong mớ email”, “quá tải với các sự kiện” và “mệt mỏi vì đống công việc chồng chất”.

Cuốn sách khiến độc giả liên tưởng đến nội dung trong cuốn sách đầu tay của bà - Cuộc họp 25 phút. Chúng không ra đời cùng thời điểm nhưng gặp nhau tại một tâm điểm: Sự phân chia thời gian trong ngày.

Lam viec hieu qua anh 1

Sách Hai giờ đầu tiên. Ảnh: Huế Trần.

Làm việc theo vòng quay của đồng hồ sinh học

Cuốn sách được viết dựa trên những số liệu khoa học và nhãn quan thực tế mà ắt hẳn những con người “ngày làm việc 8 tiếng” sẽ bắt gặp mình ở đó.

Thú vị hơn, tác giả bắt đầu “công trình nghiên cứu” của mình bằng việc dẫn dắt độc giả làm một bài trắc nghiệm gây tò mò, được phát triển bởi đội ngũ blog I done this, để bản thân mỗi người tự đánh giá thói quen và năng suất làm việc của mình. Từ đó, bà đưa ra lời tư vấn giúp khai thác năng lượng chỉ với một vài điều chỉnh nhỏ.

Thế nhưng, tại sao Donna McGeorge lại tập trung nhấn mạnh vào “2 giờ đầu tiên”? Câu trả lời nằm ngay ở chương đầu của cuốn sách: Điều gì ảnh hưởng đến năng suất (và một ngày của bạn)?

Một điểm dễ nhận thấy ở những đối tượng sống trong môi trường công sở chính là thói quen “chăm chăm” nhìn vào đồng hồ treo tường, mong chờ cho hết 8 tiếng làm việc, mà hoàn toàn không chú ý đến chiếc đồng hồ sinh học đang chạy trong cơ thể.

Hiểu được điều đó, không vòng vo, cũng chẳng đánh đố người đọc, Donna McGeorge thẳng thắn phân tích rằng, khi di chuyển qua những múi giờ khác nhau, nhịp sinh học trong cơ thể mỗi người sẽ bị xáo trộn.

Từ sự khẳng định này, tác giả lý giải việc chúng ta phải thực hiện những công việc quan trọng nhất khi cơ thể, bộ não đang ở trong tình trạng tỉnh táo và sẵn sàng làm việc nhất.

Câu trả lời cho vế hỏi “Tại sao lại là 2 giờ đầu tiên?” cũng nằm ở đó. Khung giờ từ 8h đến 10h sáng chính là khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện những nhiệm vụ cần sự tập trung cao.

Lam viec hieu qua anh 2

Tác giả Donna McGeorge. Ảnh: FBNV.

Điều cần làm và thời điểm cần làm

Bằng vốn hiểu biết được trau dồi suốt hơn 20 năm làm việc với nhiều lãnh đạo, quản lý ở Australia và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tác giả phải thừa nhận công sở là môi trường phức tạp. Nhưng đọc cuốn sách, độc giả sẽ thấy không khó để không phải vùi đầu, và đôi khi là kiệt quệ, với “núi” công việc được giao.

Hai giờ đầu tiên giúp bạn đọc tự thiết kế một ngày làm việc phù hợp lối sống hiện đại ngày nay dựa trên những nghiên cứu về thần kinh học, nguồn năng lượng tự nhiên của cơ thể, giúp bạn quyết định được nên làm việc thông minh hơn, chứ không phải chăm chỉ hơn.

Giống như câu nói “thay thế luôn dễ dàng hơn tiết chế”, việc điều chỉnh lại quỹ thời gian và ưu tiên cho những việc quan trọng nhất vào thời điểm 2 giờ đầu tiên sẽ không bao giờ khó bằng việc gồng mình lên để chịu đựng “mớ hỗn độn” trong suốt 8 giờ làm việc.

'40 thói quen xấu cần vứt bỏ'

Luôn cho rằng mình đúng, khoe công trạng, viện lý do hay nói xấu sau lưng là những thói quen xấu cần được loại bỏ để hoàn thiện bản thân.

Huế Trần

Bạn có thể quan tâm