Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tái tạo mặt nạ xác chết của người La Mã xưa

Khoảng 2.000 năm trước, người La Mã xưa đã làm mặt nạ cho người chết bằng sáp. Mặt nạ này được sử dụng trong suốt tang lễ và sau đó dùng làm hình ảnh chuẩn để điêu khắc tượng người

Mới đây, các nhà nghiên cứu tại đại học Cornell đã nghiên cứu sâu hơn về những bức tượng sáp này và thử tái tạo khuôn mặt mình bằng sáp. Họ nhận thấy, mặt nạ sáp sống động như thật.

Mô hình sáp đúc từ khuôn mặt các nhà nghiên cứu - những người muốn tái tạo mặt nạ của người La Mã cổ.

Theo nhà nghiên cứu Katherine Jarriel, sáp là một vật liệu khá nhạy cảm và không ổn định. Dù thay thế nguyên liệu bằng sáp ong với rất nhiều ưu điểm như có thể nóng chảy ở nhiệt độ thấp, dễ cắt, tạo hình ở nhiệt độ phòng, dễ trộn với chất tạo màu, hay không khó khăn khi tạo đường nét khuôn mặt thì sau một thời gian, bề mặt mặt nạ cũng xuất hiện hố, lỗ nhỏ. Trong thời La Mã, các mặt nạ sẽ không ngừng bị đổi màu, phân hủy bởi có nhiều tác động ngoại cảnh như nến, khói trong quá trình sao chép lấy mẫu

Giáo sư lịch sử nghệ thuật tại đại học Cornell - Annetta Alexandridis cho biết, với những tác động ngoại cảnh này, rất có thể, khuôn mặt được tái tạo lại có hình của Zombie. Câu hỏi được đặt ra là tại sao họ không chọn một vật liệu khác an toàn hơn, như thạch cao?

Nhà nghiên cứu Katherine Jarriel phỏng đoán rằng, người trong thời La Mã cổ đề cao giá trị của sáp, đặc biệt là sáp ong. Một chiếc mặt nạ được đúc từ sáp ong thể hiện người đó có quyền lực, có sự phân biệt xã hội với những người khác.

Cùng với đó, sáp ong dễ tạo khối và đem lại kết quả là một chiếc mặt nạ sống động, giống thật hơn. Do đó, các chuyên gia đã đúc khuôn mặt của mình bằng sáp ong, từ đó sẽ nghiên cứu những bước tiếp theo để tái tạo lại khuôn mặt của người La Mã cổ.

Theo Pháp luật Xã hội

Bạn có thể quan tâm