Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân?

Theo nhà khoa học hạt nhân biết khá rõ về Triều Tiên, tuyên bố tái khởi động nhà máy hạt nhân Yongbyon sau hơn 5 năm đóng cửa cho thấy Bình Nhưỡng đang hết nhiêu liệu chế tạo bom plutonium.

Tại sao Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân?

Theo nhà khoa học hạt nhân biết khá rõ về Triều Tiên, tuyên bố tái khởi động nhà máy hạt nhân Yongbyon sau hơn 5 năm đóng cửa cho thấy Bình Nhưỡng đang hết nhiêu liệu chế tạo bom plutonium.

Đó là khẳng định của Siegfried Hecker, nhà khoa học hạt nhân hàng đầu thế giới, một trong những thanh sát viên cuối cùng của phương Tây từng làm việc tại Yongbyon. “Họ sẽ phải xây dựng lại tháp làm mát cũng như chuẩn bị các thanh nhiên liệu tươi để đưa vào lò. Theo ý kiến của tôi, công việc này sẽ ngốn hết của Bình Nhưỡng khoảng thời gian từ 6 tháng đến một năm”, ông Hecker cho biết trong buổi phỏng vấn với CNN.

Cơ sở hạt nhân Yongbyon vừa được Bình Nhưỡng tuyên bố tái khởi động.

Theo ước tính của ông Hecker dựa trên thời gian dài thực nghiệm và bàn thảo với các chuyên gia hàng đầu thế giới về chương trình hạt nhân Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể đang sở hữu 4–8 quả bom hạt nhân sử dụng nguyên liệu plotonium. Tuy nhiên, khả năng gia tăng số lượng vũ khí hủy diệt hàng loạt loại này của Bình Nhưỡng hiện không thể thực hiện.

“Ngay bây giờ, Triều Tiên không thể sản xuất thêm bom từ plutonium nữa bởi họ đã sử dụng hết tất cả nguyên liệu đã làm giàu. Kho dự trữ của họ đã cạn kiệt và tôi nghĩ, đó là lý do tại sao họ muốn khởi động lại các lò phản ứng tại nhà máy hạt nhân Yongbyon”.

Hình ảnh tháp làm mát của Yongbyon bị phá hủy năm 2008.

Nếu Triều Tiên tái khởi động nhà máy hạt nhân Yongbyon, họ có thể tạo ra lượng nguyên liệu đủ để chế tạo một quả bom hạt nhân phân hạch mỗi năm. Tuy nhiên, sẽ phải mất khoảng thời gian 3 năm kể từ khi hoàn tất quá trình tái khởi động để công suất của nhà máy có thể đạt đến sản lượng này.

Cũng theo chuyên gia Hecker, Bình Nhưỡng hoàn toàn không có bất kể lò phản ứng plutonium nào khác ngoài Yongbyon. Các nhà máy tái chế cũng nằm ngoài khả năng sở hữu của Bình Nhưỡng nhưng việc quốc gia này sở hữu các nhà máy làm giàu uranium là điều hoàn toàn có thể. Tuy không chắc chắn về năng lực hạt nhân Bình Nhưỡng nhưng Hecker tin rằng, uranium là “con đường thứ 2” giúp Triều Tiên tới với bom hạt nhân.

Tuy khá tin tưởng vào khả năng Bình Nhưỡng sở hữu bom hạt nhân uranium với sức hủy diệt lớn hơn, ông Hecker vẫn cho rằng Triều Tiên chưa thể sở hữu công nghệ thu gọn bom hạt nhân trở thành đầu đạn. Chính vì lẽ đó, việc đặt vũ khí chết người này lên tên lửa đạn đạo nhằm tấn công Mỹ là điều chưa thể thực hiện.

Bình Nhưỡng chưa thể chế tạo đầu đạn hạt nhân để gắn lên tên lửa đạn đạo.

Tuy nhiên, Hàn Quốc không có được “may mắn” giống Mỹ. Bom hạt nhân Triều Tiên có thể được đưa lên máy bay, tàu ngầm hay thậm chí là một chiếc thuyền để mang tới tấn công quốc gia láng giềng. Dù khá lạc hậu về mặt công nghệ nhưng không vì thế mà Mỹ và các đồng minh Đông Bắc Á có thể “ngủ ngon” trước đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm