Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tại sao Đài Loan 'xử rắn' Philippines?

Chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan không ngừng gia tăng các biện pháp cứng rắn với Philippines sau vụ ngư dân chết bởi tự tin vào tiềm lực quân sự và khao khát thực hiện ý đồ chính trị riêng.

Tại sao Đài Loan 'xử rắn' Philippines?

Chính quyền vùng lãnh thổ Đài Loan không ngừng gia tăng các biện pháp cứng rắn với Philippines sau vụ ngư dân chết bởi tự tin vào tiềm lực quân sự và khao khát thực hiện ý đồ chính trị riêng.

Bảng xếp hạng Quân sự toàn cầu GFP cho biết, quân lực Đài Loan được xếp thứ 18 thế giới, trong khi Philippines chỉ đứng thứ 31. Chuyên gia quân sự Đài Loan Thi Hiếu Vĩ nhấn mạnh: “Về cơ bản, so sánh quân lực của Đài Loan và Philippines một trời, một vực, chúng tôi hoàn toàn tự tin vào tiềm lực của mình”.

Tranh chấp Biển Đông căng thẳng.

Philippines chỉ có 5 chiếc máy bay chủ lực S-211, mà chúng cũng thường chỉ được sử dụng làm máy bay huấn luyện. Trong khi đó, theo báo cáo mà Bộ Quốc phòng Mỹ vừa công bố, tổng quân số Lục quân Đài Loan là 130.000 người, bao gồm 8 lữ bộ binh, 3 lữ bộ binh cơ giới, 4 lữ tăng - thiết giáp, 5 lữ pháo binh, tổng số xe tăng khoảng 1100 chiếc và 1600 khẩu pháo. Vũ khí của Lục quân Đài Loan lấy những vũ khí do Mỹ chế tạo làm chủ. Trong khi đó, Philippines vẻn vẹn chỉ có 41 chiếc FV-101 Scorpion. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ được trang bị trong quân đội Anh những năm 1960. Về pháo binh, Philippines chủ yếu sử dụng loại lựu pháo M-101 sản xuất vào thập niên 40 của thế kỷ trước, căn bản không phải là đối thủ của pháo tự hành M-109 và hệ thống rocket nhiều nòng kiểu cơ động Lôi Đình - 2000 của Đài Loan.

Hơn nữa, sở dĩ chính quyền nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu "làm tới" trong vụ Philippines bắn chết ngư dân lần này bởi ông coi sự kiện này là cơ hội để thể hiện chính sách đối ngoại cứng rắn nhằm lấy lòng người dân trong vùng lãnh thổ, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều chỉ trích cho rằng chính quyền ông Mã quá phụ thuộc vào Trung Quốc đại lục cả về mặt kinh tế lẫn chính trị mặc dù Bắc Kinh vẫn không ngừng “nhắm bắn” vào hòn đảo này, tờ The Christian Science Monitor nhận định.

Ngoài ra, thái độ cứng rắn lần này cũng nhằm tìm kiếm vị thế lớn hơn của Đài Loan trong tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Chưa hết, thông qua sự vụ này, Đài Bắc còn muốn nhận được sự “kính nể” của cộng đồng quốc tế, để từ đó có thêm những lợi thế chính trị trong chính sách đối ngoại của chính quyền Mã, tờ The Christian Science Monitor viết.

Dẫu vậy, người được lợi hơn cả trong vụ tranh cãi này lại là Bắc Kinh. Dù nói gì, Đài Loan vẫn là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và Bắc Kinh có thể lấy sự vụ này “làm gương” để lần sau sẽ “dằn mặt” đối phương trong trường hợp xảy ra xung đột. Chính vì vậy, tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” của Bắc Kinh được dự báo sẽ làm nảy sinh nhiều xung đột thời gian tới, khiến quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng càng thêm căng thẳng.

Thanh Hương

Theo Infonet

Thanh Hương

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm