Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tài sản bố chồng Ngọc Thạch, bạch tuộc giả hot nhất tuần

Thương vụ mua 100 máy bay của Vietjet Air, tài sản khủng của bố chồng siêu mẫu Ngọc Thạch, bạch tuộc bị làm giả, hải sản được tẩy trắng bằng hòa chất... là những thông tin thị trường được quan tâm nhất tuần qua.

Khối tài sản khủng của bố chồng siêu mẫu Ngọc Thạch

Bố chồng của siêu mẫu Ngọc Thạch từng "gây bão" với thương vụ Sudico.

Là chủ tịch tập đoàn Đại Dương (có trụ sở tại Suối Hoa, Bắc Ninh), ông Đỗ Văn Bình - bố chồng của siêu mẫu Ngọc Thạch - từng là người gây “rúng động” làng chứng khoán khi "âm thầm" mua hơn 15,4 triệu cổ phiếu SJS – công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Sudico (tương đường gần 16% cổ phần).

Số tiền bỏ ra khi đó không được tiết lộ, nhưng với thị giá của SJS bấy giờ, tổng giá trị cổ phiếu SJS đại gia này nắm giữ tương đương hơn 500 tỷ đồng, và thuộc ngay nhóm 30 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Bình cũng giữ cương vị phó chủ tịch Hội đồng quản trị SJS từ thời điểm đó.

Đầu tháng 12/2012 vừa qua, ông tiếp tục được bầu giữ chức Phó chủ tịch quỹ mở VFA, thay cho ông Phan Ngọc Diệp – người đại diện vốn trước đó của công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS). Ông Đỗ Văn Bình hiện là người giàu thứ 39 trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản hơn 400 tỷ đồng (tính đến 31/12/2012).

Bạch tuộc bị làm giả, hải sản trắng nhờ thuốc tẩy

Một số người dân ở phường Phú Hòa, Thủ Dầu Một, Bình Dương cho biết, gần đây họ mua nhầm phải loại bạc tuộc tươi sống bị làm giả. khi dùng dao cắt, loại bạch tuộc này rất dai, đưa lên mũi ngửi cũng không thấy có mùi tanh như loài bạch tuộc thông thường, đem nướng cũng không thấy có mùi vị gì, chỉ co dúm lại như một cục mủ cao su. Thậm chí, số bạch tuộc này để gần đống rác nhưng cũng không có một con ruồi nào đến đậu.

Nếu quan sát kỹ sẽ dễ dàng nhận biết, chúng có màu xám trắng, nhợt nhạt như hàng bị ươn. Hơn nữa, phần thân của bạch tuộc lép mỏng và không rõ hình dáng. Râu của bạch tuộc giả rất dài mà mềm nhũn…

Ngoài ra, nhiều loại hải sản tươi sống khác như cá biển, mực...cũng được giới kinh doanh hải sản dùng nhiều thủ thuật để tăng độ tươi ngon, trắng nõn nhằm qua mặt người tiêu dùng. Tráng đạm là công nghệ đơn giản nhất. Với lượng hàng lớn được đánh bắt lâu ngày trên biển, sau khi đưa về bờ toàn bộ cá sẽ được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urea, sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng. Những loại cá vận chuyển lên TP.HCM và các tỉnh xa, đầu nậu phải rắc thêm urea vào trong đá cây, nhờ đó mà 4-5 ngày sau thậm chí cả tuần cá vẫn tươi.

Ngoài phương pháp dùng urea, dùng thuốc tẩy javel để ngâm hải sản còn dễ dàng hơn. Đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên đen thui một màu, nhưng chỉ trong vòng 30 phút là trở nên trắng tươi.

ThS. Lê Thanh Hải, giảng viên khoa Công nghệ sau thu hoạch đại học Hùng Vương TP.HCM, urea tích luỹ ở thận dưới dạng tinh thể gây sạn thận, hoặc đi vào chu trình thải đạm amoni của thận gây độc cho tế bào thận gây viêm cầu thận. Riêng javel sẽ phá huỷ tế bào người, làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, stress, lão hoá các tế bào dẫn đến cơ thể già nhanh, nghiêm trọng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư…

Bút gốm sứ mạ vàng giá 100 triệu đồng

Cây bút đắt đỏ đặc biệt này là sản phẩm mới của gốm sứ Minh Long. Theo chia sẻ của ông Lý Huy Sáng, phó tổng giám đốc công ty Minh Long I, trên thế giới mới có 2 hãng sản xuất bút bằng gốm sứ, một ở Đức và một ở Nhật, Minh Long là đơn vị thứ 3. Hoa văn trên bút được vẽ bằng tay ở nhiệt độ cao, ngòi bút mạ vàng 24K được nhập khẩu. Hiện để mua được cây bút này, khách hàng sẽ phải đặt và chờ khoảng một tháng mới có sản phẩm. Cây bút đặc biệt này được ước mức giá ban đầu trên 100 triệu đồng.

Vietjet Air đã thanh toán đợt 1 mua máy bay của Airbus

Theo ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc điều hành Vietjet Air, với khối lượng tăng trưởng khách hàng và hàng hóa vận chuyển, mỗi năm hãng cần thêm từ 5-10 máy bay. Hợp đồng mua 100 máy bay với Airbus nằm trong kế hoạch tăng cường đội bay cho các đường bay trong nước, quốc tế, tăng khả năng kết nối đến các địa danh du lịch, kinh tế lớn của khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia và Nhật Bản...

"Hợp đồng với Airbus kéo dài trong tám năm, tính trung bình mỗi năm cần 10 máy bay nếu tính cả kế hoạch cho thuê, góp vốn vào các liên doanh nước ngoài mà Vietjet Air sẽ tham gia thì số lượng này thậm chí chưa đủ", vị này cho hay.

Nguồn tài chính cho hợp đồng với Airbus đến từ vay ngân hàng, vốn tự có của Vietjet Air, phát hành trái phiếu quốc tế, IPO và vay hỗ trợ xuất khẩu của các tổ chức tài chính nước ngoài, trong đó có nhiều đối tác bảo lãnh của Airbus.

Nguồn tin từ Vietjet Air cho biết, đợt thanh toán đầu tiên cho 2 chiếc máy bay A320 về Việt Nam vào năm 2014 đã được hãng chuyển cho Airbus, Đợt 2 dự kiến sẽ thực hiện vào tháng 5/2014, giá trị tùy theo số lượng máy bay được chuyển giao. "Những máy bay được chuyển về sẽ đưa vào khai thác luôn. Đây là hợp đồng có giá trị xác định trước, không hủy ngang, do đó, hãng đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính trước khi đặt bút ký”.

Gần 90.000 tỷ 'chôn' trong ngân hàng, hưởng lãi 1,2%/năm

Số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước mới công bố về tiền gửi tài khoản thanh toán của khách hàng cho thấy, tính đến hết tháng 6/2013, có hơn 89.800 tỷ đồng trong tài khoản thẻ ATM, tương ứng với hơn 42,7 triệu tài khoản. Số tiền này hầu hết nằm trong các ngân hàng dưới dạng tài khoản nhận lãi suất không kỳ hạn là 1,2%/năm, áp dụng cho VND.

Trong khi đó, tính đến hết tháng 7/2013, tiền gửi dân cư vào ngân hàng cũng tăng mạnh so với cuối 2012, với mức tăng tương đối là gần 17%, giá trị tuyệt đối đạt số dư hơn 2 triệu tỷ đồng.

T.A (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm