Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tác dụng phụ thường gặp của các biện pháp tránh thai

Tùy thuộc vào từng biện pháp tránh thai, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, căng tức ngực, mụn trứng cá.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 1

Nhức đầu: Theo Medicinenet, một trong những phương pháp tránh thai phổ biến nhất là thuốc tránh thai. Nhiều phụ nữ cho biết tác dụng phụ thường gặp với tất cả loại thuốc tránh thai là đau đầu. Điều này có thể xảy ra với thuốc tránh thai kết hợp - chứa estrogen và progestin - và thuốc tránh thai chỉ chứa progestin. Tác dụng phụ này thường xảy ra trong 2-3 tháng. Ngoài ra, các phương pháp nội tiết tố khác, như vòng tránh thai, miếng dán hoặc thuốc tiêm, cũng có thể gây đau đầu. Ảnh: Medicalnewstoday.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 2

Buồn nôn: Những thay đổi nội tiết tố thường gặp trong một số phương pháp ngừa thai có thể thỉnh thoảng mang đến cảm giác buồn nôn. Điều này xảy ra với các phương pháp như thuốc tránh thai kết hợp, thuốc tránh thai chỉ chứa progestin, miếng dán, vòng tránh thai và thuốc tránh thai khẩn cấp. Ảnh: Safarmedicine.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 3

Căng tức ngực: Những thay đổi nội tiết tố khi sử dụng các biện pháp ngừa thai cũng ngăn cản quá trình phóng thích trứng từ buồng trứng. Nếu bạn sử dụng các phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố như thuốc viên, thuốc chỉ chứa progestin, miếng dán hoặc vòng âm đạo, bạn có thể bị căng tức ngực. Cơn đau này thường biến mất sau 3-5 tháng. Ảnh: New18.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 4

Thay đổi trong kỳ kinh nguyệt: Một số phương pháp ngừa thai bằng đường uống (như thuốc viên hoặc tránh thai khẩn cấp) có thể làm thay đổi lượng máu trong kỳ kinh nguyệt. Bạn có thể bị chảy máu đột ngột hoặc ra máu giữa các kỳ kinh, thậm chí thỉnh thoảng mất kinh trong vài tháng liên tiếp. Ảnh: Medicalnewstoday.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 5

Chuột rút: Một số phụ nữ sử dụng dụng cụ tử cung (DCTC) - cả loại nội tiết tố và không chứa nội tiết tố - bị chuột rút. Chúng có thể kèm theo cơn đau lưng trong vài ngày sau khi bạn đặt DCTC, nhưng cơn đau sẽ biến mất khi cơ thể đã quen với thiết bị. Thuốc giảm đau không kê đơn (như ibuprofen hoặc aspirin) có thể hữu ích. Ảnh: Theasianparent.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 6

Mụn trứng cá: Nếu bạn chọn cấy ghép nội tiết tố làm phương pháp ngừa thai, bác sĩ sẽ cấy một que mỏng dưới da cánh tay. Nó có tác dụng trong khoảng 3 năm. Đây là phương pháp kiểm soát sinh có thể đảo ngược hiệu quả cao nhất (cứ 100 phụ nữ, có ít hơn một người mang thai mỗi năm). Nhưng tác dụng phụ có thể xảy ra khi cấy ghép nội tiết tố là xuất hiện mụn trứng cá. Ảnh: Folder.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 7

Thay đổi tâm trạng: Theo Webmd, các hormone trong vòng tránh thai ngăn quá trình rụng trứng. Các hormone này cũng làm đặc chất nhầy trong cổ tử cung để ngăn tinh trùng gặp trứng. Những quá trình này có thể làm thay đổi tâm trạng, gây ra cảm giác khó chịu, dễ tức giận. Ảnh: Nuevamujer.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 8

Thay đổi trọng lượng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết phương pháp tránh thai thường không khiến phụ nữ tăng cân nhiều. Tuy nhiên, cách tránh thai bằng đường tiêm là ngoại lệ. Các nghiên cứu cho thấy cân nặng và chất béo trong cơ thể có thể tăng lên đáng kể khi tiêm. Nhưng một khi bạn ngừng tiêm, cân nặng có thể trở lại bình thường. Ảnh: Healthline.

Tac dung phu cua bien phap tranh thai anh 9

Dị ứng da: Nếu bạn bị dị ứng với latex, bao cao su có thể gây ra phản ứng dị ứng. Nếu sử dụng miếng dán ngừa thai, bạn có thể bị kích ứng xung quanh khu vực được dán. Ngoài ra, vòng âm đạo và các phương pháp khác như bọt biển và mũ cổ tử cung có chất diệt tinh trùng (chất hóa học trung hòa tinh trùng) cũng có thể gây kích ứng và khó chịu. Ảnh: Verywellhealth.

Thuốc tránh thai có gây rụng tóc?

Mặc dù không phổ biến, rụng tóc là một tác dụng phụ có thể xảy ra khu dùng thuốc tránh thai.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm