Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Super League mang tới điều gì cho MU, Real?

Để hiểu tầm quan trọng về cơn địa chấn mang tên European Super League, trước tiên hãy nghĩ về nước Mỹ.

bình luận

Super League anh 1

Thể thao chuyên nghiệp trở thành ngành kinh doanh lớn ở cả Mỹ và châu Âu từ lâu.

Super League mang tới điều gì?

Tuy nhiên, trong thời gian đó, mô hình thể thao cơ bản của Mỹ và châu Âu có sự khác biệt đáng kể. Các giải đấu chuyên nghiệp của Mỹ phát triển thành các giải đấu hệ thống khép kín, trong đó các đội trong một liên đoàn vẫn duy trì tư cách thành viên bất kể thành tích trên sân. Điều này đồng nghĩa lợi nhuận thu về vẫn không bị đe dọa.

Ngược lại, châu Âu sử dụng mô hình hệ thống mở, trong đó các đội có thành tích mạnh nhất được thăng hạng và đội yếu nhất bị xuống hạng. Nhiều giải bóng đá quốc gia của lục địa này từ lâu trở thành một vũ trụ sinh tồn của những đội bóng "khỏe mạnh" nhất.

Thành công dẫn đến thành công, thường mang lại doanh thu lớn hơn và cơ hội cho các đội hàng đầu ở mỗi quốc gia tham dự UEFA Champions League - một giải đấu thường niên béo bở - diễn ra song song với các giải đấu quốc gia. Khi ấy, mặc dù mô hình của châu Âu có thể phản ánh sự mong mỏi từ đa số người hâm mộ ở nhiều thị trường hơn, nhưng mô hình của Mỹ có lợi thế kinh doanh đáng kể cho các chủ sở hữu.

Super League anh 2
Real Madrid là một trong những tên tuổi lớn của bóng đá thế giới. Ảnh: Getty.

Nguy cơ thất bại ở môn thể thao vua của các câu lạc bộ châu Âu cũng lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì mà các chủ sở hữu Mỹ phải hứng chịu.

“Theo truyền thống, các câu lạc bộ không coi mình là doanh nghiệp. Hiệp hội bóng đá Anh từng cấm các chủ câu lạc bộ thu lợi từ khoản đầu tư của họ”, Simon Kuper của Financial Times viết. "Mục đích là để đảm bảo các câu lạc bộ được điều hành bởi ‘đúng tầng lớp đàn ông yêu bóng đá vì lợi ích của riêng nó’. Đáng tiếc, những quy tắc đó đã bị loại bỏ vào đầu những năm 1980”.

Mô hình này dần dần bị xóa nhòa sau đó. Doanh thu truyền hình tăng vọt, các hợp đồng tài trợ và sự đầu tư của các nhà tài trợ lớn - từ các nhà tài phiệt Nga đến các quỹ tài sản có chủ quyền của Ả Rập cho đến các tỷ phú Mỹ - đã tạo ra một sân chơi vốn đã không cân bằng lại càng trở nên nghiêng về phía có lợi hơn.

Và rồi European Super League được đề xuất. 12 đội bóng nổi tiếng nhất của lục địa đã đồng ý thành lập một giải đấu ly khai mà nếu thành công, nó có thể hủy hoại UEFA Champions League và toàn bộ kim tự tháp bóng đá nằm bên dưới nó.

Hầu hết câu lạc bộ này đã là những thương hiệu toàn cầu khổng lồ, với lượng người theo dõi trên mạng xã hội lớn hơn nhiều so với bất kỳ đội bóng thể thao nào khác của Mỹ. Đã có nhiều cuộc thảo luận về một giải đấu như vậy trong ít nhất 30 năm. Nhưng đề xuất này, được hỗ trợ bởi nguồn vốn từ công ty đầu tư JPMorgan của Mỹ, dường như là đề xuất nghiêm túc nhất.

Trên thực tế, European Super League chẳng khác nào động thái củng cố việc "Mỹ hóa" môn bóng đá cấp cao nhất châu Âu. Chủ sở hữu của giải đấu mới sẽ được cung cấp một môi trường an toàn hơn.

Đã qua rồi nguy cơ thậm chí không được dự UEFA Champions League, một định mệnh mà Arsenal phải chịu đựng trong vài năm qua. Thay vào đó, tồn tại một nguồn tài sản lớn luôn được đảm bảo cho các siêu câu lạc bộ. Nên nhớ rằng, không ít câu lạc bộ trong số đó đang gánh nợ và gặp khó khăn tài chính giữa đại dịch.

Super League anh 3

Man United cũng tán thành việc thành lập Super League. Ảnh: Getty.

Cơn địa chấn

Chưa rõ dự án có thành công hay không. Tuy nhiên, bước đầu nó đã sớm gây ra phản ứng dữ dội.

Các cơ quan quản lý bóng đá quốc gia và khu vực đều đe dọa trục xuất các đội khỏi các giải đấu hiện tại. Các cựu cầu thủ đã lên tiếng phẫn nộ trước sự hoài nghi của khái niệm này.

Người hâm mộ đang tổ chức các cuộc biểu tình bên ngoài sân vận động. Các chính trị gia, bao gồm Thủ tướng Anh Boris Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhà lãnh đạo cực hữu của Italy Matteo Salvini đều lên án lòng tham của nhóm chủ sở hữu ly khai - một vài trong số họ là các tỷ phú và nhà tài phiệt Mỹ.

Nhưng cũng có rất nhiều lý do để giới mộ điệu hoài nghi về nền bóng đá hiện nay. “Giấc mơ” lãng mạn về bóng đá như một trò chơi của mọi người có thể đúng so với bất kỳ môn thể thao nào khác, nhưng ở cấp độ cao nhất, nó đã trở thành một “xã hội gần như khép kín”.

Các cơ quan quản lý bóng đá ngày nay hầu như không phải cơ quan có trách nhiệm giải trình dân chủ, kéo theo đó là một loạt bê bối và tham nhũng kéo dài. Và đại dịch đã làm gia tăng lo ngại rằng một mô hình kinh doanh - vốn đã không bền vững cho nhiều câu lạc bộ - đang trên bờ vực sụp đổ.

Khi UEFA đe dọa trừng phạt nhóm câu lạc bộ đã tạo ra European Super League theo một số cách, bao gồm cả việc cấm các cầu thủ tham gia World Cup, người ta có thể mong đợi một cách hợp lý các chủ sở hữu Super League sử dụng luật chống độc quyền và bất kỳ biện pháp nào khác có thể tưởng tượng được để cố gắng bảo vệ lợi ích của họ khi ra mắt giải đấu mới này.

Lợi ích tài chính trong việc áp dụng mô hình thể thao của Mỹ là rất lớn, nên các chủ sở hữu đội bóng không từ chối dễ dàng như vậy.

Nói tóm lại, “miếng bánh” béo bở European Super League thực sự có thể làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt bóng đá trong tương lai gần. Khi ấy, UEFA hay FIFA cũng sẽ phải bất lực, trừ khi các bên liên quan chịu ngồi lại với nhau, tìm ra một giải pháp tối ưu nhất.

Super League học theo mô hình NBA?

Ngay sau khi Super League được thành lập, giới chuyên môn đã nghĩ đến mô hình hiện tại của giải Bóng rổ Nhà nghề Mỹ (NBA).

Chủ tịch Super League: 'Chúng tôi muốn cứu bóng đá'

Florentino Perez tuyên bố Super League được tạo ra để giúp các CLB vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế.

Thanh Hải (Theo Forbes)

Đồ họa: Minh Trí

Bạn có thể quan tâm