Sừng tê giác không có giá trị dược liệu
Trong vài năm gần đây, sừng tê giác thậm chí đã được đề xuất để chữa bệnh ung thư. Tuy nhiên, giống như hầu hết các phương thuốc được cho là chữa bách bệnh, sừng tê giác không xứng với danh tiếng của mình.
>>Người gốc Việt bị bắt vì buôn lậu sừng tê giác ở Mỹ
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, sừng tê giác mài hoặc nghiền thành bột đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa trị một loạt các bệnh như sốt, thấp khớp, bệnh gút, rắn cắn, ảo giác, thương hàn, nhức đầu, mụn nhọt, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm. Tiến sĩ Albert Lim Kok Hooi, một bác sĩ chuyên khoa ung thư Malaysia, đã nhận xét rằng: "Về tất cả những điều này, tôi nói rằng một phương thuốc nào đó chữa được mọi căn bệnh thường không chữa được bệnh nào hết. Tôi cũng nói rằng một phương thuốc nào được sử dụng trong hàng trăm hay hàng ngàn năm không làm cho nó đúng".
Thật vậy, một số xét nghiệm khoa học đã được thực hiện để kiểm tra các giả định và giáo dục công chúng về những lời truyền miệng về đặc tính chữa bệnh của sừng tê giác. Các đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Hoffmann La Roche (năm 1983), Đại học Trung Hoa của Hong Kong (năm 1990) và Hội Động vật học London (năm 2008) đã đưa ra cùng một kết luận: sừng tê giác không có giá trị dược liệu, hoàn toàn không.
Tiến sĩ Harold Varmus, người đoạt giải Nobel cho nghiên cứu về ung thư và hiện là Giám đốc của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, đã nhận xét rằng "chúng ta không có lý do gì để sử dụng bột sừng tê giác và không có bằng chứng về bất kỳ lợi ích nào từ bột đó". Ông nói thêm: "Nếu tôi bị bệnh ung thư tăng triển, kháng thuốc với những cách điều trị thông thường, tôi sẽ đánh cược với những loại thuốc mới có cơ sở khoa học, chứ không phải với loại bột sừng đắt tiền tương đương, nếu không nói là còn đắt tiền hơn, mà chỉ có một điều chắc chắn: một sinh vật đặc biệt sẽ phải chịu đau đớn và chết đi để sản xuất ra loại bột đó".
Hãy bảo vệ tê giác trước nguy cơ tuyệt chủng. |
Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh sừng tê giác là một liệu pháp trị ung thư hiệu quả. Mặc dù vậy, một số người đã kêu gọi đưa ra bằng chứng khoa học chứng minh rằng sừng tê giác không có ích lợi cho việc điều trị ung thư hoặc bất kỳ một căn bệnh nào. Đây có thể là một điểm tranh luận khôn ngoan, nhưng sự thật là chứng minh một lời phủ định là điều không thể làm được.
Có nhiều dược phẩm truyền thống đã chứng minh được tính hiệu quả trong điều trị nhiều căn bệnh và đã cứu sống hàng triệu người. Ví dụ, hai trong số các loại thuốc chính được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét là ký ninh và artemisinin - có nguồn gốc từ y học cổ truyền của Trung Quốc và Nam Mỹ. Chiết xuất từ vỏ cây liễu có chứa axit salixilic (thành phần chính trong Aspirin) đã được sử dụng hiệu quả kể từ thời Hippocrates nhằm chữa trị đau đầu, các vết đau và sốt. Song cũng giống như các phương thuốc khác, y học cổ truyền chỉ có giá trị khi công dụng của thuốc có nguồn gốc từ các dữ liệu có thật, chứ không phải là những việc làm có tính nhất thời, như là việc cho rằng sừng tê giác có giá trị chữa trị ung thư.
Ngoài ra, luật quốc tế cấm việc giết động vật có nguy cơ tuyệt chủng vì bất kỳ mục đích nào, kể cả để chữa bệnh. Đó là lý do tại sao bệnh nhân phải cẩn trọng để chắc chắn rằng việc họ chọn thuốc gì - cho dù là truyền thống hay không - được dựa trên cơ sở khoa học đáng tin cậy, có lịch sử về tính hiệu quả, và không đe doạ động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
Việc giết hại vô nghĩa tê giác không chỉ là một hành động tàn ác, phi đạo đức, mà còn khiến những người ốm đau dành niềm hy vọng và đầu tư những khoản tiền lớn vào một cuộc điều trị vô ích, thay vì những liệu pháp trị ung thư hiệu quả. Nếu việc làm này còn tiếp diễn, nhiều người sẽ chết cùng với nhiều cá thể tê giác bị giết một cách vô ích.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert D. Hormats
Theo Đất Việt