Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Súng đạn Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tại Sài Gòn

Các loại súng như phóng lựu hóa học, cối, đại liên, chống tăng... của Việt Nam và quân đội Mỹ cách đây hơn 40 năm đang được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (TP HCM).

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trên đường Võ Văn Tần (TP HCM) đang trưng bày hàng chục loại súng, đạn mà quân đội Mỹ từng sử dụng cách đây hơn 40 năm.
Súng chống tăng M72: Là một hệ thống gồm có một hỏa tiễn nạp sẵn trong ống phóng kéo ra, đẩy vào được, đồng thời có chứa cả hệ thống khai hỏa. Đạn HEAT (đạn nổ mạnh - chống tăng) 66 mm dùng cho loại súng này có thể xuyên thủng lớp thép dày 260 mm của các xe tăng.
Trong số đó phải kể đến súng chống tăng M72 hạng nhẹ. Loại vũ khí này được sử dụng phổ biến trong quân đội Mỹ với hệ thống bắn gồm có một hỏa tiễn nạp sẵn trong ống phóng kéo ra, đẩy vào được, đồng thời có chứa cả hệ thống khai hỏa. Đạn HEAT (đạn nổ mạnh - chống tăng) 66 mm dùng cho loại súng này có thể xuyên thủng lớp thép dày 260 mm của xe tăng. Với một đầu đạn trong mỗi ống phóng và chỉ sử dụng được một lần, M72 được thiết kế và chế tạo để thay thế cho Bazooka.
Súng đại liên M60.
Súng đại liên M60 là loại súng máy đa năng, sử dụng cơ chế trích khí, đạn nạp vào bằng dây, làm mát bằng không khí với một chế độ bắn duy nhất là liên thanh. M60 có thể được khai hỏa từ máy bay, từ hỏa điểm hay kẹp nách để bắn.
Đại liên M60 là loại súng máy đa năng, được thiết kế cho bộ binh với tốc độ bắn 600 viên đạn/phút. Súng được đặt trên nhiều loại giá khác nhau để sử dụng trên thiết vận xa và trực thăng.
Đại liên M60 được thiết kế cho bộ binh với tốc độ bắn 600 viên đạn/phút. Súng được đặt lên nhiều loại giá khác nhau để sử dụng trên thiết vận xa và trực thăng. M60 được Mỹ sử dụng rộng rãi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam với vai trò là hỏa lực cấp tiểu đội bộ binh. Nó còn được gắn trên xe bọc thép M113 hay tàu tuần tiễu lẫn máy bay trực thăng.
Đại liên 30 M2
Đại liên 30 M2 (12,7 mm) có tốc độ bắn chừng 450-600 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 1.830 m và tầm bắn tối đa lên tới 6.800 m. Cho đến nay trên thế giới, M2 vẫn là một trong những khẩu súng máy hạng nặng tốt nhất, được bộ binh mang vác hoặc gắn trên xe chiến đấu.
Súng phóng lựu hóa học M79.
Súng phóng lựu hóa học M79 ra đời từ những năm 1950 do hãng Springfield Armory (Mỹ) thiết kế nhằm giải quyết vấn đề chế áp bộ binh đối phương đặt ra sau chiến tranh thế giới thứ 2. Được đưa vào trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 1961, súng phóng lựu cá nhân M79 nặng 2,7 kg, dài 731 mm, nòng xoắn dài 357 mm. M79 cũng sử dụng đạn cỡ 40x46 mm với nhiều chủng loại như: đạn nổ mảnh sát thương, đạn xuyên lõm, đạn hơi cay, đạn chiếu sáng, đạn khói chỉ thị mục tiêu, đạn rải truyền đơn… Tốc độ bắn đạt 6 viên/phút, thấp hơn so với súng cối nhưng đảm bảo khả năng bắn cầu vồng ở cự li gần, chế áp bộ binh rất hiệu quả, ở tầm 400 m trở xuống.
M79 dùng để bắn loại đạn nổ hai lần với tầm chính xác rất cao. Công ước quốc tế La Haye năm 1899 đã cấm quân đội các nước sử dụng loại đạn này. Tuy nhiên quân đội Mỹ vẫn nghiên cứu cải tiến từ đạn đum-đum (nổ hai lần) sang đạn M.79 dạng ống. Đạn này khi đi vào cơ thể người sẽ nổ tung, xé nát thân thể nạn nhân ra làm nhiều mảnh.
M79 dùng để bắn đạn nổ hai lần với tầm chính xác rất cao. Công ước quốc tế La Haye năm 1899 đã cấm quân đội các nước sử dụng loại đạn này. Tuy nhiên quân đội Mỹ vẫn nghiên cứu cải tiến từ đạn đum-đum (nổ hai lần) sang đạn M.79 dạng ống. Đạn này khi bắn vào người sẽ nổ tung, xé nát thân thể nạn nhân ra làm nhiều mảnh.
Súng phóng lựu liên thanh MK20. Tính năng tương tự M.79 nhưng có thể bắn liên thanh. Súng này được trang bị cho các giang đoàn tuần tiễu trên sông.
Súng phóng lựu liên thanh MK20 có tính năng tương tự M.79 nhưng có thể bắn liên thanh. Vũ khí này được trang bị cho các giang đoàn tuần tiễu trên sông.
Súng tiểu liên Garand M14 - 7,62 mm
Súng tiểu liên Garand M14 - 7,62 mm lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1957. M14 có độ chính xác đồng thời với hỏa lực mạnh do sử dụng đạn cỡ đạn 7,62 ly (AK-47 cũng dùng loại đạn này). Binh lính thích M14 vì không quá giật, tuy nhiên hơi bị nặng.
M16 gắn M.79
M16 gắn M.79: Súng M16 xuất hiện tại miền Nam vào giữa và cuối thập niên 1960, sử dụng đạn nhỏ và sức giật nhẹ nên lò xo đẩy thanh nạp đạn nhanh hơn và tốc độ bắn liên thanh rất cao. Nhờ thế nhiều viên đạn thoát ra khỏi nòng cùng một lúc có thể đến chính xác mục tiêu. Các thế hệ súng M16 sau này có cải tiến làm gia tăng sức xuyên phá bằng cách tăng tốc độ xoáy cùng trọng lượng của viên đạn.
Súng cối 60 mm (Hải quân).
Súng cối 60 mm là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối). Bộ binh thường mang súng cối đi theo đội hình để làm hỏa lực đi kèm. Không giống với các loại khác, súng này thường nạp đạn từ phía trước nòng, cho phép thao tác bắn rất đơn giản và nhanh.
Mảnh bom bi hình cầu.
Ngoài súng, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn trưng bày các loại đạn, lựu đạn, mìn... Trong ảnh là mảnh bom bi hình cầu do Mỹ sản xuất năm 1966, bán kính sát thương người dày 10 m. Thân bom có vỏ bằng kim loại, dày 7 mm đúc lẫn 280-300 viên bi đường kính 5 mm, bên trong chứa 100 gam thuốc nổ cyclotol.
Bom cam.
Bom cam chuyên sát thương người bằng mảnh vụn. Cấu tạo gồm thân, đuôi và ngòi nổ. Khối lượng 720 gam, chứa 120 gam thuốc nổ cyclotol.
Bom bươm bướm.
Bom bươm bướm có bán kính sát thương 15-20 m. Cấu tạo gồm thân bom và ngòi nổ T49 (ngòi nổ T49 hẹn giờ đồng hồ). Khối lượng 1.600 gam, chứa 200 gam thuốc nổ TNT đúc.
Đạn cối 40 mm và 60 mm.
Đạn cối 40 mm và 60 mm, có tỷ trọng tương đương thuốc nổ TNT.
Đạn DKZ.
Đạn DKZ, loại dành cho súng DKZ, hỏa lực mạnh, có khả năng cơ động cao, được trang bị cho các đơn vị bộ binh.

Hoàng Hà

Bạn có thể quan tâm