Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sức sống của một 'kỳ nhân' không tay

15 năm qua, những ai mê môn bóng bàn đều biết đến kỳ nhân “không tay” Nguyễn Xuân Năng. Dù mất đôi bàn tay và 81% sức khỏe, nhưng anh vẫn đều đặn tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.

Sức sống của một 'kỳ nhân' không tay

15 năm qua, những ai mê môn bóng bàn đều biết đến kỳ nhân “không tay” Nguyễn Xuân Năng. Dù mất đôi bàn tay và 81% sức khỏe, nhưng anh vẫn đều đặn tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc.

“Nản là đã chết một nửa”

Sinh năm 1952 trong gia đình có 8 chị em ở thị trấn Tĩnh Gia (Tĩnh Gia - Thanh Hóa), khi vừa học hết lớp 7/10, cậu học trò đã hăng hái tham gia trực chiến tại địa phương. Năm 1972, chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Năng lên đường nhập ngũ thuộc đơn vị C12-D6 thuộc Trung đoàn 57.

 Đam mê và nghị lực đã giúp người thương binh Nguyễn Xuân Năng làm được điều tưởng như không thể

Nhưng thật không may, mới nhập ngũ và đang trong thời gian tập luyện, Nguyễn Xuân Năng đã bị thương vì một quả mìn của địch phát nổ đã cướp đi đôi tay của anh. Bao ước mơ hoài bão của chàng thanh niên trẻ bỗng vụt tắt. Đến năm 1977, Nguyễn Xuân Đăng trở về quê hương và lập gia đình cùng chị Nguyễn Thị Thỏa.

Tuy thường xuyên phải qua lại trại an dưỡng ở Thọ Châu (Quảng Xương - Thanh Hóa) vì vết thương luôn đau nhức những lúc trái gió trở trời, nhưng mỗi lúc về nhà anh vẫn tham gia làm kinh tế cùng gia đình trên 5 sào ruộng. Lúc thì cày bừa, lúc lặn lội ngược xuôi mua đi bán lại các mặt hàng để kiếm tiền nuôi con ăn học. Anh kể: Tuy không còn đôi tay nhưng có lần tôi đã tự mình tháo tung chiếc xe đạp ra rồi lắp lại hoàn chỉnh, vợ tôi thấy vậy liền hỏi: “Anh làm thế để làm gì”, lúc đó tôi chỉ nhìn vợ và cười”. Năm 1994 anh xin về hẳn gia đình, lúc này các con anh cũng đã lớn đều đang tuổi ăn tuổi học, gánh nặng đó càng làm anh suy nghĩ.

 Ông Năng thường luyện tập bóng chuyền vào mỗi buổi chiều ở sân làng nơi ông ở 

Trong làng có một bàn bóng bàn làm bằng xi măng. Trong anh luôn dấy lên suy nghĩ mình phải học và đánh được bóng bàn để chứng tỏ mình vẫn không chịu thua kém người có đủ cả đôi tay, đồng thời để rèn luyện sức khỏe. Và thế là sau những buổi tập, buổi chơi của mọi người anh lại tìm đến bàn xi măng tập chơi. Có lần mọi người thấy anh đang tập cầm vợt và phát bóng, có người đã rủ anh chơi thử, thật không may do chỉ cầm vợt bằng khuỷu tay nên mới vung lên đã ném luôn cả vợt về phía bạn chơi.

Không chịu bó tay, về nhà anh nhờ vợ chặt cho một khúc cây vừa bằng cán vợt bóng bàn anh tự kẹp vào khuỷu tay cứ thế những lúc nhàn rỗi anh lại học cầm, học vung tay, lắc đi lắc lại cho đến khi cán vợt không rơi khỏi tay. Có lần trong lúc đang tập anh nắm trượt khúc gỗ vung qua chớn làm sứt cả môi, chưa kể nhiều lần cùi tay bị trầy xước thâm tím. Sau hơn 2 tháng vật lộn với cây vợt, anh đã chứng tỏ cho mọi người thấy bằng đôi khuỷu tay của anh, không những cầm vững cây vợt bóng bàn mà ngay cả những người chơi giỏi ở địa phương cũng bại trận dưới đôi khuỷu tay cụt ngủn của anh. Anh bảo: “Mình mà nản chí tức là đã chết một nửa rồi”.

Trở thành người hùng

 Những tấm huy chương lấp lánh ông Năng luôn bỏ ra ngắm và coi là kỷ niệm đẹp trong cuộc đời

Từ đại diện cho thị trấn đến huyện rồi tỉnh, anh đều thi đấu hết mình. Năm 1997, anh chính là đại diện cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tham dự giải thể thao dành cho người khuyết tật toàn quốc và anh đã đoạt Huy chương Đồng, vì thế vào tháng 7/1997 anh đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội tặng Bằng khen.

Tiếp đến năm 1998, anh là vận động viên khuyết tật của tỉnh Thanh Hóa tham dự giải người khuyết tật toàn quốc về nội dung bóng bàn và chính năm này anh đã đoạt Huy chương Vàng. Thành công đã biến anh từ bệnh binh hạng 1/3 mất sức lao động 81%, không còn đôi tay trở thành tấm gương vượt lên số phận thật đáng nể phục. Tiếp đó từ năm 1999 đến 2009, anh là vận động viên bóng bàn đại diện cho người khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tham dự giải người khuyết tật toàn quốc và năm nào cũng có giải.

Cùng với đó anh đã tham dự nhiều chương trình tập huấn ở nhiều nước trên thế giới như Malaysia hay Philippines. Năm 2005 đến năm 2009, Nguyễn Xuân Năng còn tham dự các giải đấu lớn mang tầm cỡ khu vực và quốc tế như giải: Paragame 2 (tại Việt Nam và đoạt Huy chương Bạc quốc tế), Paragame 3 (tại Philippines đoạt 1 Huy chương Vàng đồng đội, 1 Huy chương Bạc đơn, 1 huy chương Bạc đôi đồng đội), tham gia giải thể thao người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tại Malaysia và đoạt Huy chương Đồng vào năm 2006.

Theo An ninh thủ đô

Theo An ninh thủ đô

Bạn có thể quan tâm