Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Sự nghiệp làm cha': Bí kíp để trở thành người cha hoàn hảo

Cuốn sách giúp cho những người làm cha có thể hoàn thiện mình hơn. Bên cạnh đó, tác giả cũng muốn nhấn mạnh về sự hy sinh của người cha trên chặng đường nuôi dạy con trẻ.

Với những người làm cha làm mẹ, chắc hẳn nhiều người mang trong mình cảm giác tiếc nuối về những gì ta đã bỏ lỡ, không được học ở tuổi thơ và thầm ước giá như thời gian quay trở lại thì mọi chuyện sẽ khác...

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy làm một điều gì đó cho con, đừng để sau này trẻ lớn lên cũng có một tuổi thơ hối tiếc. Nhìn bằng mắt thường, những đứa trẻ tuy không có gì đặc biệt nhưng chỉ cần chúng được giáo dục đúng cách sẽ có thể trở thành người tài.

Nếu bạn còn cảm thấy hoài nghi, cuốn sách Sự nghiệp làm cha của tác giả Thái Tiếu Vãn - cha của 6 người con thành tài với những thành tựu về học vấn đáng để bất cứ bậc phụ huynh nào cũng phải ao ước, sẽ là một gợi ý đáng giá.

Trong khi những bậc cha mẹ khác coi giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là giai đoạn trẻ chưa tiếp thu tri thức và nhận biết thế giới, để khoảng thời gian khai phá trí tuệ quý báu nhất của trẻ trôi qua một cách vô ích thì Thái Tiếu Vãn lại cho rằng có thể giáo dục con trẻ ngay từ nhỏ nên đã cố gắng hết sức tiến hành giáo dục sớm cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.

cuon sach su nghiep lam ha anh 1
Cuốn sách Sự nghiệp làm cha của tác giả Thái Tiếu Vãn.

Ngay những trang đầu tiên của cuốn sách, Thái Tiếu Vãn đã khẳng định việc làm cha cũng là một nghề nghiệp thực sự. Nuôi dạy con thành tài là sự nghiệp xuyên suốt một đời làm cha mẹ, là việc quan trọng nhất trong mọi công việc hàng ngày.

Những quan điểm giáo dục con cái của Tiếu Vãn đi ngược lại với các bậc phụ huynh hiện nay, và chính nhờ đó mà tác giả đã gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp làm cha của mình.

"Trong khi các bậc cha mẹ khác vui mừng khi thấy học lực của con mình nhỉnh hơn chúng bạn đôi chút và hài lòng với những giải thưởng cao trong các cuộc thi của con thì ông lại cố gắng nghĩ cách làm thế nào để con có thể phát huy hết ưu thế của mình, tranh thủ thời gian cho con học vượt lớp hoặc theo học lớp tài năng.

Trong khi các bậc cha mẹ khác luôn ca ngợi sự xuất sắc của con với mọi người, vô tình tăng thêm áp lực cho con thì ông cố gắng hết sức để con không quá thể hiện mình và được sống trong một môi trường yên bình, không áp lực, tự do phát triển bản thân theo ý nguyện của chính mình.

Trong khi các bậc cha mẹ khác thở phào nhẹ nhõm và coi việc thi đỗ đại học là chiến thắng cuối cùng của con thì ông luôn nhắc nhở con rằng, đó mới chỉ là điểm khởi đầu trên con đường tìm hiểu tri thức".

Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ rõ người bố không chỉ đang theo nghề làm cha mà còn đóng vai trò như một người thầy, người bạn.

Bởi từ lúc con vừa thành hình trong bụng mẹ, cho đến khi ra đời và chập chững bước những bước đầu đời trước khi có thể tự quyết định mọi thứ thì bố luôn là người ở bên cạnh dạy, chơi cùng con. Ngoài ra, cha cũng là nơi để ta có thể trút bầu tâm sự, mang đến những lời khuyên giúp con có bước đi đúng đắn trong cuộc đời.

Và trong suốt cuộc đời làm cha ấy, Thái Tiếu Vãn đã rút ra 5 kinh nghiệm nuôi dạy con muốn chia sẻ với mọi người thông qua Sự nghiệp làm cha. Cuốn sách mang những triết lý không quá cao siêu nhưng vô cùng thiết thực.

Với việc muôi dạy cả 6 người con đều thành tài, ắt hẳn những chia sẻ ấy điều có giá trị thực tiễn. Đặc biệt là trong "ma trận" thông tin về nuôi dạy con trong thời đại thông tin phát triển như hiện nay.

Áp dụng phương pháp 'cha mẹ hổ' dạy con có đúng?

Cuốn sách "Học cách nói với con" chỉ rõ tại sao cha mẹ luôn mặc định rằng giáo dục con giống như cuộc đua và họ phải là người chịu trách nhiệm hoàn toàn cho thành bại cuối cùng.

 

Nguyên Phương

Bạn có thể quan tâm