Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự kiện châu Á nổi bật nhất 2012 qua ảnh

Tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật, Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang vệ tinh vào không gian hay bê bối Vương Lập Quân - Bạc Hy Lai ở Trung Quốc là những sự kiện châu Á nổi bật nhất năm 2012.

Sự kiện châu Á nổi bật nhất 2012 qua ảnh

Tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật, Triều Tiên phóng thành công tên lửa mang vệ tinh vào không gian hay bê bối Vương Lập Quân - Bạc Hy Lai ở Trung Quốc là những sự kiện châu Á nổi bật nhất năm 2012.

Vương Lập Quân, cựu Giám đốc công an Trùng Khánh (bên phải bìa cuốn sách), châm ngòi cho bê bối chính trị lớn nhất Trung Quốc trong năm 2012 sau khi bỏ chạy vào Lãnh sự quán Mỹ ngày 6/2 xin tị nạn chính trị. Động thái này của Giám đốc công an Trùng Khánh kéo theo sự sụp đổ của lãnh đạo của ông ta, Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai (bên trái bìa sách), người trước đó, từng được mệnh danh là “Ngôi sao đang lên của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Ông Bạc bị cáo buộc bao che cho vợ, bà Cốc Khai Lai sát hại một doanh nhân người Anh. Trong khi bà Cốc đã bị tuyên án tử hình thì ông Bạc đang đối mặt với hàng loạt cáo buộc tham nhũng, lạm quyền.
2012 là năm chứng kiến sự đổ vỡ không thể cứu vãn giữa hai đồng minh chống khủng bố khăng khít một thời Pakistan và Mỹ sau hàng loạt sự cố giữa hai nước mà điển hình là phi vụ Washington loại Islamabad ra khỏi sứ mệnh tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden hồi đầu tháng 5. Trong bức ảnh là một người đàn ông đang bước qua khoảng trống hẹp trên đầu hai tàu chở dầu của Mỹ ở Karachi. Hàng loạt xe tải chở nhu yếu phẩm cũng như tàu chở dầu của Mỹ đã bị mắc kẹt lại ở Pakistan sau khi Islamabad đóng cửa biên giới, chặn tuyến đường tiếp tế cho quân đội NATO ở Afghanistan.
Vụ cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ Phật giáo ở bang Rakhine của Myanmar đã châm ngòi cho một chuỗi các cuộc biểu tình và đụng độ đẫm máu hồi tháng 6 giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi giáo ở nước này. Hơn 100.000 người Myanmar đã phải tản cư để tránh các cuộc đụng độ chết người. Tuy nhiên, bất chấp bạo lực, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn quyết định thăm Myanmar vào hồi tháng 11 để khuyến khích và cổ vũ cho cải cách chính trị ở nước này. Sau sự kiện này, Obama đã trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Myanmar.
Vào tháng 7 năm nay, hơn 170.000 người đã phải bỏ nhà cửa đi tản cư để tránh cuộc xung đột đẫm máu giữa các bộ lạc bản địa Bodo và những cư dân Hồi giáo ở bang miền Đông Bắc Ấn Độ, Assam. Trong ảnh là người tị nạn ở một trong những huyện bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc xung đột, quận Kokrajhar. Bức ảnh được chụp tại một trại tị nạn, nơi họ đang lánh nạn.
Căng thẳng lãnh thổ giữa Nhật Bản và Trung Quốc liên quan dến chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku leo thang đỉnh điểm ngay sau khi Tokyo tuyên bố “quốc hữu hóa” 3 trong 5 đảo không người trên biển Hoa Đông hồi tháng 9/2012. Tranh chấp lãnh thổ đã thổi bùng lên các cuộc biểu tình chống Nhật mạnh mẽ và gay gắt dọc khắp các thành phố Trung Quốc. Hàng loạt doanh nghiệp Nhật Bản ở Trung Quốc phải đóng cửa tránh biểu tình. Chưa hết, người Trung Quốc cũng kêu gọi tẩy chay hàng hóa của láng giềng gây ra thiệt hại kếch xù về mặt kinh tế cho Nhật Bản. Ngoài ra, tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật cũng làm ảnh hưởng và cản trở không ít các thỏa thuận hợp tác kinh tế, chính trị và quân sự trong khu vực.
Đảo Bali của Indonesian tổ chức tưởng niệm 10 năm sau vụ đánh bom khủng bố tàn khốc, được cho là do phiến quân Hồi giáo Jemaah gây ra, giết chết 202 người từ 21 quốc gia. Trước đó, vụ đánh bom khủng bố diễn ra vào ngày 12/10/2002. Theo thống kê, 1.000 du khách Australia đã tới hòn đảo Bali để tham sự sự kiện tưởng niệm này. Hồi tháng 6 năm nay, Umar Patek, kẻ đóng vai trò chủ chốt cuối cùng trong vụ tấn công bị kết án chế tạo bom giết người và phải chịu mức án 20 năm tù giam.
Bé gái Pakistani Malala Yousafzai (trái), 15 tuổi, bị tay súng Taliban bắn vào đầu ngay trên đường đi học vào ngày 9/10. Bi kịch của cô bé Malala đã thổi bùng lên cơn phẫn nộ cả trong và ngoài nước. Hiện nay, cả gia đình Malala đang ở Anh, nơi cô bé đang được điều trị.
Một người Campuchia khóc thương trước sự ra đi của Đức vua Norodom Sihanouk hồi tháng 10. Trước đó, Đức vua Norodom Sihanouk qua đời đột ngột ở Trung Quốc bởi một cơn đau tim, hưởng thọ 89 tuổi.
Tay súng còn sống sót duy nhất sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Mumbai, Ấn Độ, Mohammad Ajmal Amir Qasab, một người gốc Pakistan bị treo cổ vào ngày 21/11. Trong vụ bắt cóc, tấn công khủng bố kéo dài 60 tiếng ở Mumbai, bắt đầu vào ngày 26/11/2008, nhà ga xe lửa, các khách sạn sang trọng và một trung tâm văn hóa Do Thái đã bị tấn công. 166 người đã thiệt mạng. 9 tay súng cũng bị tiêu diệt. Trong đó, Qasab và một đồng bọn đã thực hiện vụ tấn công vào nhà ga xe lửa chính, khiến 52 người thiệt mạng. Hắn bị kết án năm 2010 nhưng đến cuối tháng 11/2012 mới bị xử tử.
Đảng Cộng sản Trung Quốc tiết lộ thế hệ lãnh đạo mới theo sau Đại hội đảng lần thứ 18 kéo dài một tuần. Theo đó, ông Tập Cận Bình chính thức được bổ nhiệm trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước. Ngoài ra, sau hội đại hội đảng, Trung Quốc cũng công bố 7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trong một tuyên bố ngắn, ông Tập khẳng định, ưu tiên quan trọng trước mắt của Đảng Cộng sản là chống tham nhũng.
Triều Tiên phóng tên lửa mang vệ tinh vào không gian thành công bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế vào ngày 12/12/2012. Sứ mệnh tháng 12 đánh dấu lần đầu tiên trong một năm Triều Tiên 2 lần phóng tên lửa. Trước đó, sứ mệnh phóng tên lửa tương tự hồi tháng 4 của họ thất bại. Giới phân tích nhấn mạnh, sự thành công ngoài mong đợi của Triều Tiên có khả năng đưa nước này tiến gần hơn đến công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa, có khả năng tấn công lục địa Mỹ, gây ra không ít quan ngại cho cường quốc số 1 thế giới và đồng minh của họ.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm