Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sự khác biệt giữa ngân hàng đa kênh và hợp kênh giao dịch

Khác với ngân hàng đa kênh giao dịch, ngân hàng hợp kênh được xem là hệ sinh thái đa kết nối, liền mạch trên mọi giao dịch và tương tác với khách hàng.

Nền tảng hoạt động khác nhau là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác biệt của 2 loại hình ngân hàng này.

Ngân hàng đa kênh

Mô hình này hiện được áp dụng tại hầu hết ngân hàng ở Việt Nam. Ngân hàng đa kênh hiểu đơn giản là các kênh giao dịch mà mọi người đang thực hiện hàng ngày như: Internet Banking, Mobile Banking, quầy giao dịch, ATM…

Điểm hạn chế của các kênh giao dịch này là thiếu sự đồng bộ. Do đó, khách hàng khó có thể tối ưu hóa trải nghiệm, cũng như thực hiện các giao dịch liền mạch ở nhiều kênh khác nhau.

Bên cạnh đó, việc tích hợp sản phẩm hay ra mắt một tiện ích của ngân hàng cũng chiếm khá nhiều thời gian do phải phát triển độc lập cho từng kênh giao dịch. Điều này sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh từ ngân hàng, cũng như chưa tối ưu hóa được quyền lợi cho khách hàng.

Áp dụng phương thức giao dịch mới, hiện đại được xem là giải pháp cần thiết cho nhóm ngân hàng đa kênh, nhất là trong bối cảnh khách hàng đang tương tác dưới nhiều phương thức khác nhau như hiện nay.

Ngân hàng hợp kênh

Khắc phục hạn chế của ngân hàng đa kênh, ngân hàng hợp kênh (Omni-Channel Banking) giúp khách hàng có trải nghiệm đồng bộ và liền mạch trên mọi kênh giao dịch: Internet Banking, Mobile Banking, ATM, quầy giao dịch hay tư vấn viên. Với hình thức này, người dùng sẽ dễ dàng hoàn tất giao dịch đang thực hiện dù ở bất kỳ nền tảng nào. 

ngan hang OCB anh 1
Sự kiện ra mắt OCB OMNI của Ngân hàng Phương Đông diễn ra vào ngày 19/3.

Bên cạnh đó, mô hình này còn có thể mở rộng sang nhiều giao thức kết nối khác như mạng xã hội và đối tác liên kết. Điều này sẽ giúp người dùng thuận tiện hơn trong quá trình mua sắm, giải trí trực tuyến như đặt vé xem phim hay nhận voucher giảm giá…

Sản phẩm được tích hợp một lần cho tất cả kênh giao dịch nhờ sự đồng bộ hóa. Nhờ đó, trải nghiệm khách hàng luôn được xuyên suốt và liền mạch. Giờ đây, người dùng không còn phải bận tâm về lựa chọn kênh giao dịch, vì mọi hình thức đều mang lại trải nghiệm như nhau.

Nhận thấy ưu điểm của mô hình này, ngày 19/3, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã chính thức ra mắt ứng dụng ngân hàng trên nền tảng hợp kênh - OCB OMNI. Lộ trình phát triển ứng dụng này được OCB triển khai từ nay đến năm 2020. Trong thời gian tới, nhiều tiện ích và trải nghiệm mới trên OCB OMNI sẽ được giới thiệu đến khách hàng.

ngan hang OCB anh 2
Khách hàng trải nghiệm ứng dụng OCB OMNI tại sự kiện ra mắt.

Đại diện OCB cho biết: “Ứng dụng này mang đến cho khách hàng sự tiện lợi với các giao dịch liền mạch, xuyên suốt cùng nhiều tiện ích hiện đại: giỏ thanh toán, màn hình quản lý tài chính thông minh, tùy chỉnh ứng dụng theo sở thích… Ứng dụng được bảo mật đa lớp theo tiêu chuẩn châu Âu sẽ đảm bảo độ an toàn cao, khách hàng có thể an tâm khi trải nghiệm”.


Von vay se re hon hinh anh

Vốn vay sẽ rẻ hơn

0

NHNN đã yêu cầu các tổ chức tín dụng phải tích cực cân đối vốn và chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hà Mỹ Giang

Bạn có thể quan tâm