Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Su-35S mạnh tới đâu?

Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A của Mỹ".

Su-35S mạnh tới đâu?

Sukhoi khẳng định Su-35S mạnh hơn các loại máy bay tương tự của nước ngoài về nhiều tính năng và "có thể đối đầu với F-22A của Mỹ".

Sukhoi PR quá mạnh cho Su-35?

Quân đội Mỹ & phương Tây

Quân đội Nga

* Nơi tái sinh những chiếc phi cơ 'hết đát'
Thiên thạch va vào Trái đất năm 2040?
* Sức mạnh 'ong độc' của Hải quân Việt Nam
* Anh chặn tàu Nga chở trực thăng, tên lửa
Su-35S mạnh tới đâu?

Thông cáo báo chí của Sukhoi đưa ra nhân dịp Su-35S bay lần thứ 500. Trong đó có đoạn: “Các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay cho phép nó vượt qua mọi máy bay tiêm kích chiến thuật thế hệ 4 và 4+ như Dassault Rafale và Eurofighter, các biến thể cải tiến của F-15, F-16, F-18, F-35 và có thể đối đầu với máy bay tàng hình F-22A”. Đồng thời, Su-35S tốt hơn nhiều so với khả năng của các máy bay chiến đấu của Không quân Nga.

Theo đó, tốc độ tối đa của Su-35S ở trần bay thấp là 1.400 km/h, tốc độ ở trần bay cao (18.000m) là 2.400 km/h. Radar của máy bay trong chế độ không đối không có thể phát hiện mục tiêu ở cự li 400 km; còn thiết bị định vị quang học đạt tới cự ly 80 km.

Trong quá trình thử nghiệm, Sukhoi khẳng định các tính năng vượt trội của Su-35S là  khả năng cơ động, linh hoạt siêu hạng, độ ổn định, khả năng điều khiển, hoạt động của hệ thống dẫn đường, thiết bị lắp trên máy bay và động cơ...

Lời khẳng định không rõ ràng?

Tuyên bố của Sukhoi được coi là tin vui vui cho công nghiệp hàng không Nga khi có thể sản xuất ra những máy bay “hạng nhất”. Tuy nhiên, nó lại đặt ra nhiều câu hỏi cho chính Sukhoi.

Thứ nhất, không rõ vì sao họ xếp F-35 Lightning II của phương Tây vào loại máy bay được cải tiến; vì F-35 được chế tạo hoàn toàn mới, dù ứng dụng nhiều kỹ thuật có được khi nghiên cứu chế tạo F-22 Raptor.

Thứ 2, Sukhoi không chỉ rõ các vấn đề nào mà họ so sánh tính năng. Nếu các tính năng cơ bản của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, F/A-18 Hornet và Super Hornet từ lâu được công khai thì F-35 và F-22 hiện không có gì rõ ràng. Đặc biệt về F-22, máy bay thậm chí bị cấm xuất khẩu vì lo ngại rò rỉ các công nghệ bí mật.

Thứ 3, trong thông cáo báo chí của Sukhoi không chỉ rõ cụm từ “các tính năng tiềm tàng được đưa vào máy bay“ có nghĩa là gì. Liệu điều này có nghĩa là Su-35 hiện chưa vượt qua các máy bay tương tự của nước ngoài nhưng sẽ làm được điều đó sau khi được hiện đại hoá? Liệ việc thử nghiệm Su-35 vẫn chưa kết thúc và các nhà nghiên cứu còn chưa hình dung được đầy đủ chiếc máy bay này có thể làm được những gì?

Và cuối cùng, không rõ làm thế nào để Sukhoi có thể so sánh các máy bay chiến đấu các loại khác nhau; đơn cử như việc Su-35S là máy bay "hạng nặng" và F-16 và F/A-18 lại thuộc "hạng nhẹ".

Ai cũng đánh bại được F-22?

Theo "phân loại chung", máy bay tiêm kích hạng nhẹ có khối lượng cất cánh từ 10 - 17 tấn, hạng trung là 17-25 tấn và hạng nặng là hơn 25 tấn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia gần đây gộp máy bay tiêm kích hạng trung và hạng nặng làm 1 vì chúng thực chất không khác nhau nhiều về thông số kỹ thuật, các loại nhiệm vụ có thể thực hiện...

Năm 2009, trang Ausairpower công bố công khai bảng "Sự phù hợp của các máy bay tiêm kích hiện đại" đối với các tiêu chí của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Theo bảng này, máy bay tiêm kích Sukhoi T-50 đạt điểm cao nhất (+5), hơn máy bay Mỹ F-22 3 điểm. Su-35S được +2 điểm; bằng F-22. Máy bay tiêm kích F-35 nhận điểm thấp nhất (-8).

Việc so sánh được thực hiện căn cứ vào sự phù hợp với 14 tiêu chí của máy bay tiêm kích thế hệ 5, gồm tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ bộc lộ thấp, độ cơ động linh hoạt siêu hạng và khả năng sử dụng vũ khí khi có tốc độ vượt âm...

Ngoài Sukhoi, nhiều nước châu Âu tự đánh giá mình đủ khả năng đối chọi F-22 của Mỹ.

Nếu không đáp ứng được yêu cầu thì máy bay bị – 1 điểm, nếu đáp ứng tốt thì được 0 điểm, còn nếu vượt yêu cầu thì được + 1 điểm. Nếu Sukhoi cũng lập một bảng như vậy thì những người nghi ngờ, phản đối có thể thấy rõ và hiểu ngay đối với “người trần mắt thịt”.

Trước đó, tập đoàn Eurofighter của châu Âu năm 2010 lập một bảng như vậy nhằm chứng minh ưu thế của Typhoon so với máy bay tiêm kích F-35. Hãng này lấy các yêu cầu cơ bản đối với máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, được Lockheed Martin Mỹ (hãng sản xuất F-22 và nghiên cứu chế tạo F-35) làm cơ sở để lập và so sánh tính năng.

Các tiêu chí là độ bộc lộ thấp, tốc độ vượt âm trung bình (tuần tiễu), độ cơ động linh hoạt siêu hạng, độ tập trung mạng và 5 tính năng nữa. F-22, theo số liệu của Eurofighter, đáp ứng 8/9 chỉ số; F-35 chỉ được 3, còn Typhoon là 8. Do đó, nói theo cách của Sukhoi, Typhoon ưu việt hơn nhiều máy bay tương tự của nước ngoài và có thể “đối đầu máy bay F-22A”.

Tóm lại, dương như những tuyên bố tương tự Sukhoi chỉ là như những bước đi khôn khéo, phục vụ mục tiêu thương mại.

Ý đồ của Sukhoi

Ngày 28/3/2012, Phó Giám đốc về hợp tác kỹ thuật quân sự Alexander Fomin tuyên bố: "Su-35S có thể quay trở lại, tham gia đấu thầu FX-2 ở Brazil để bán 36 máy bay chiến đấu và chuyển giao giấy phép để lắp ráp 84 máy bay nữa". Trước đó, Brazil mở gói thầu FX-2 để mua các máy bay tiêm kích mới vào năm 2008. Máy bay Su-35S của Nga bị loại ngay từ giai đoạn đầu và đến nay chỉ còn F/A-18 của Mỹ, Saab Gripen NG của Thuỵ Điển và Rafale của Pháp còn tham gia đấu thầu.

Do đó, có khả năng tuyên bố của Sukhoi về tính ưu việt của Su-35S là chuẩn bị cơ sở để bắt đầu bán máy bay mới này ra thế giới với thương hiệu: Su-35 thay thế Su-27.

 

Mục đích của Sukhoi là đưa Su-35S ra thị trường thế giới, trước nhất là trở lại gói thầu của Brazil?

Đồng minh Mỹ đánh giá cao

Chưa rõ thực lực Su-35 là bao nhiêu nhưng máy bay tiêm kích Nga được nhiều nước đánh giá cao. Đầu tháng 2/2012, Australia có cuộc họp của Uỷ ban Hợp nhất về Ngoại giao, Vũ khí và thương mại (JSCFADT) mà mục đích là đánh giá sự cần thiết phải mua F-35 cho Không quân. Kết luận của cuộc họp là: không nên mua F-35.

Những người tham dự cuộc họp đưa ra bằng chứng là trận không chiến mô phỏng do RepSim chuẩn bị. Trong trận không chiến “diễn ra gần bờ biển Đài Loan vào năm 2018”, có 240 máy bay tiêm kích F-35 và một số lượng như vậy Su-35S. Theo số liệu của RepSim, các máy bay Nga bị tiêu diệt hoàn toàn nhưng vẫn có 30 F-35 “sống sót”.

Họ cũng mô phỏng trận không chiến giữa 240 F-22 và Su-35S và giữa F/A-18 E/F và Su-35. Trong trận mô phỏng thứ nhất, 139 F-22 và 33 Su-35S còn nguyên vẹn. Trong trận mô phỏng thứ 2, toàn bộ Super Hornet bị bắn hạ.

 

Trả lời phỏng vấn, ông nhấn mạnh: "Tôi có thể cam đoan rằng nếu trở thành tổng thống Mỹ, người Iran đừng nghi ngờ gì về sự sẵn sàng của tôi, khi cần tôi sẽ thông qua hành động quân sự để ngăn chặn Iran trở thành mối hiểm họa hạt nhân đối với thế giới".
 
Theo kết quả thăm dò chung của CNN/ORC International vừa công bố, trong tổng số 1.009 cử tri trên phạm vi cả nước được phỏng vấn ngẫu nhiên qua điện thoại trong các ngày 29-31/5, 48% số cử tri nhìn nhận tích cực về ông Romney và 42% chưa hài lòng với vị cựu thống đốc 65 tuổi này.

Như vậy, tỷ lệ cử tri đánh giá tích cực về ông Romney tăng 14% kể từ tháng 2.
 
Trong khi đó, cử tri nhìn nhận tích cực và không tích cực về đương kim Tổng thống Barack Obama ở thời điểm hiện tại là 56% và 42%, không thay đổi so với kết quả thăm dò hồi tháng 3 và tháng 4.
 

Những 'bóng ma' dưới lòng biển Đỏ Sức mạnh Su-27 của Không quân Việt Nam Bằng chứng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh
Những 'bóng ma' dưới lòng biển Đỏ Sức mạnh Su-27 của Không quân Việt Nam Bằng chứng về sự tồn tại của người ngoài hành tinh
Quân đội Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ 'Tấn công Iran nếu làm tổng thống Mỹ' Máy bay chiến đấu Su-27 lần đầu tuần tiễu Trường Sa
Quân đội Trung Quốc cạnh tranh với Mỹ 'Tấn công Iran nếu làm tổng thống Mỹ'  Máy bay chiến đấu Su-27 lần đầu tuần tiễu Trường Sa

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm