Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Sống qua mùa sale

Thi thoảng tự thưởng cho bản thân những món đồ yêu thích không có gì sai song nếu không biết tiết chế, mọi người có thể sa vào vũng lầy nghiện mua sắm khó thoát.

Thi thoảng tự thưởng cho bản thân những món đồ yêu thích không có gì sai song nếu không biết tiết chế, mọi người có thể sa vào vũng lầy nghiện mua sắm khó thoát.

tai sao moi nguoi mua sam qua muc anh 1

"Màu son này hồng hơn một chút so với cây son mình có ở nhà", "Hôm nay mình làm việc rất chăm chỉ nên xứng đáng được thưởng", "Chỉ cần mua thêm 50.000 đồng nữa để đủ điều kiện được giao hàng miễn phí cho đơn 1 triệu đồng".

Nếu hay sử dụng những lý lẽ này để thuyết phục bản thân, rất có thể bạn đang bắt đầu chi tiêu quá mức, có khả năng dẫn đến các vấn đề về tài chính nếu không được kiểm soát, theo Channel News Asia.



Vũng lầy khó thoát

Bác sĩ tâm lý Perpetua Neo (Singapore) nhận định việc mua sắm quá mức là hình thức nhiều người dùng để tự điều trị tâm lý cho bản thân.

“Nhiều người dùng việc này để tạm thời thoát khỏi những điều khó chịu trong cuộc sống, ví dụ như căng thẳng khi làm việc quá nhiều, kiệt sức và khó ngủ. Mua hàng là một biện pháp giải tỏa nhất thời cho tâm trí, và sự thoải mái khi tậu món đồ yêu thích khiến bạn thấy thật tuyệt vời", bác sĩ cho biết.

Nhưng theo thời gian, biện pháp đối phó này ngày càng được sử dụng với tần suất cao.

"Khi quen với việc dùng tiền cho các món hàng nhỏ để mua vui, bạn bắt đầu mạnh dạn vung tay cho những sản phẩm đắt tiền hơn, thoải mái với việc chi tiền hơn", Perpetua Neo cho biết.

Ngoài ra, sự phát triển của các ứng dụng thương mại điện tử càng tăng thêm sự cám dỗ, khi không cần ra khỏi nhà, người mua cũng có thể thỏa sức tiêu tiền vào các mặt hàng đa dạng.

“Việc tiêu quá đà thường nhanh chóng kéo theo sự xấu hổ, cảm giác tội lỗi và hối hận. Và để an ủi bản thân, kiểm soát cảm xúc, bạn lại lao vào những cuộc mua sắm khác như một vòng luẩn quẩn", nhà tâm lý học Sue Anne Han nhận định.

Một số người sẵn sàng nói dối về số tiền họ chi tiêu cho mua sắm hoặc dùng nhiều cách để che giấu việc mua hàng với gia đình và bạn bè. Thậm chí, nhiều người có thể lâm vào cảnh nợ nần hoặc gặp phải các vấn đề tài chính.



Làm sao để tiết chế

Tạm dừng một chút trước khi quyết định mua một món đồ nào đó. Hít thở sâu 3 lần, cho bản thân chút thời gian để đánh giá xem có thật sự cần đến món đồ đó không.

Và hơn hết, đừng mua sắm khi bạn cảm thấy căng thẳng, lo lắng hoặc xuống tinh thần.

Bên cạnh đó, để thực sự thay đổi thói quen chi tiêu, bạn cần phải thực hiện cam kết. Ví dụ, bạn tự quy định mỗi tháng phải chuyển một số tiền nhất định vào tài khoản tiết kiệm hoặc quỹ riêng khác trước khi dành phần còn lại cho việc mua sắm để tránh việc tiêu hết số tiền kiếm được.

Sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan cũng là điều cần lưu ý.

Ngoài ra, chỉ đi mua sắm với người thân, bạn bè đặc biệt là các cá nhân có thói quen chi tiêu tốt.

Cuối cùng, hãy dành thời gian cho những mối quan tâm khác. Nếu việc mua sắm đang trở thành điều khiến bạn bỏ bê những khía cạnh khác của cuộc sống, hãy khiến bản thân bận rộn trở lại.

Người trẻ Hàn đầu tư vào tiền điện tử để mong đổi đời

Giữa cơn sốt tiền điện tử, giới trẻ xứ kim chi mạo hiểm đầu tư với hy vọng có thể kiếm được số tiền lớn trong thời gian ngắn, theo Korea Times.

Mai An

Illustration: Minh Trí

Bạn có thể quan tâm