Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sống một cuộc đời khác khi thành cha mẹ

Trở thành cha mẹ của một đứa bé, đồng nghĩa với việc cuộc sống của bạn sẽ thay đổi hoàn toàn. Các bậc phụ huynh cũng cần thời gian để thích nghi với vai trò mới.

Nuôi dạy con cái rất khó. Riêng việc phải lo quần áo, ăn uống, ngủ nghỉ cho con cũng đã tốn thời gian và công sức gấp mấy lần so với khi ở một mình. Ngoài ra, nhiều sự cố có thể xảy ra bất cứ khi nào khiến bạn luôn phải căng thẳng ngay cả khi ngủ. Có lẽ, nếu liệt kê tất cả khó khăn khi nuôi con nhỏ thì một cuốn sách cũng chẳng đủ để nói hết.

Nhưng một trong những điều khó khăn nhất là ý tưởng hy sinh cuộc sống quý giá của mình cho con. Hơn nữa, khi nuôi con nhỏ, tôi nghĩ rằng mình sẽ đánh mất tính cách cũ và sẽ dần thay đổi theo chiều hướng xấu hơn.

Ngoài ra, một lý do nữa khiến cho việc nuôi dạy con khó khăn là ở chỗ khi bố mẹ chứng kiến quá trình trưởng thành của con, những ký ức về tuổi thơ đau thương vốn đã chôn sâu trong tâm trí của họ sẽ lại hiện ra và ảnh hưởng lên họ.

Nuoi day con cai anh 1

Hành trình nuôi con sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của cha mẹ. Ảnh: Ketut Subiyanto/Pexels.

Bố mẹ nuôi con sẽ phải hy sinh nhiều điều là chuyện đương nhiên, chúng ta cũng không thể so sánh với cuộc sống khi không có con được. Ai cũng có 24 giờ cho một ngày và việc nuôi con sẽ tốn thời gian và công sức gấp mấy lần sống một mình, nên việc phải hy sinh phần nào cho con là lẽ đương nhiên.

Tuy nhiên, phải là người đã từng nuôi dạy con cái thì mới có thể hiểu được những hy sinh này. Những người khác sẽ chẳng thể thấu hiểu được những khó khăn ấy mà thậm chí dễ buông những lời đánh giá như “việc đó thì ai chẳng làm được”.

Có nhiều bố mẹ có thể sẵn sàng chẳng quản thân mình mà hy sinh vì con cái và bỏ ngoài tai mọi lời đánh giá mỗi ngày, nhưng họ cũng sẽ có những lúc đau lòng và nản chí vì những khó khăn gặp phải và vì những điều tiếc nuối. Nếu bạn đang nuôi dạy con mình với nguyện vọng mong con lớn lên và phát triển tốt về mặt tâm lý, thể chất, nếu bạn nghĩ rằng mình đang vì con thì việc nuôi dạy con hoàn toàn là sự hy sinh của bố mẹ.

Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ vì cả bản thân chúng ta chứ không chỉ vì con, việc nuôi dạy con cái cũng là cơ hội để bố mẹ hoàn thiện nhân cách của mình. Có nhiều bậc phụ huynh nuôi con mà không biết đến cơ hội này, khi mà nuôi con tốt có thể giúp họ đạt được thành tựu. Có rất nhiều điều bạn cần biết để nuôi dạy con cái.

Đặc biệt, dù bạn đã tham khảo vô số sách nuôi dạy con để tìm hiểu tâm lý của trẻ, nhưng thực tế thì không hề đơn giản. Lý trí tôi biết rằng mình không nên đối xử với con theo cảm tính, nhưng điều tiết được cảm xúc của bản thân chưa bao giờ là dễ dàng.

Một bác sĩ tâm thần học, để điều trị cho một người mắc chứng rối loạn nhân cách, khó kiểm soát cảm xúc của bản thân, cần một thời gian dài ít nhất là một đến hai năm, thậm chí vài năm, trong đó họ cần một khoảng thời gian dài để nhận thức đầy đủ rằng điều tiết cảm xúc là rất khó khăn.

Tuy nhiên, nếu như không được trải nghiệm những khó khăn khi nuôi dạy trẻ, chúng ta sẽ không thể nhìn nhận hoàn toàn được sâu thẳm những điều cất giấu trong con người mình, thứ mà có khi cả đời chúng ta cũng không thể biết được. Theo nghĩa đó, nuôi dạy con cái là cơ hội không thể nào tốt hơn để chúng ta trưởng thành về mặt nhân cách.

Việc được nhắc nhở về những vết thương thời thơ ấu, nghịch lý thay, lại là cơ hội để chữa lành vết thương cho những bậc cha mẹ. Những ai từng đến bệnh viện do rách da bên ngoài cơ thể đều sẽ biết, để vết thương mau lành, bác sĩ phải rửa sạch, loại bỏ các chất bẩn bám trên vết thương bằng nước muối sinh lý. Hơn nữa, nếu vết thương đã cũ và mưng mủ thì cần phải lặp lại bước này cho đến khi vết thương liền sẹo. Sau đó, bạn cần bôi thuốc khử trùng để tránh nhiễm trùng, cuối cùng là khâu kín vết thương.

Tương tự, để chữa lành vết thương của trái tim, chiếc dằm chôn sâu trong tim phải được lấy ra. Nhưng điều quan trọng chính là quá trình đó phải diễn ra rất tự nhiên. Nếu vết thương lòng bị phơi bày ra một cách vội vàng, nó sẽ càng trở nên sâu hơn và càng khó chữa trị. Đó là lý do mà bác sĩ tâm lý cần có kỹ năng tư vấn để sao cho vết thương ấy hiện ra từng chút một.

Tuy nhiên, nuôi con là thời cơ để mở ra vết thương lòng một cách tự nhiên, cũng là cơ hội để được tư vấn bởi những nhà trị liệu giàu kinh nghiệm. Những vết thương đến bản thân chúng ta cũng không biết vì đã giữ quá kín cuối cùng cũng dần dần hé lộ từng chút một trong quá trình trưởng thành và lớn lên của trẻ.

Việc nuôi dạy con cái là cơ hội để phát triển nhân cách và là con đường ngắn nhất để chữa lành vết thương thời thơ ấu. Ngoài ra, có rất nhiều tác động tích cực từ việc nuôi dạy con cái đối với bố mẹ, chẳng hạn như đứa con thấu hiểu bố mẹ hơn.

Khi mệt mỏi thì dù làm việc gì đó nhẹ nhàng, chúng ta cũng sẽ thấy mệt. Huống hồ việc nuôi dạy con cái khiến bạn còn cảm thấy hạn chế về tinh thần và thể chất.

Đầu tiên, chúng ta hãy nghĩ rằng việc chúng ta làm cho con không phải là hy sinh, chăm sóc con cái cũng cho ta cảm giác hạnh phúc và sự trưởng thành. Không biết đó có phải là một câu chuyện thẳng thắn hay không, nhưng câu trả lời tốt nhất chính là mọi thứ tùy thuộc vào tâm trạng của bạn.

Jung Wooyul/ Thái Hà Books

SÁCH HAY