Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Sống lại ký ức về kênh Tàu Hủ nhộn nhịp, trên bến dưới thuyền

Trải qua lịch sử trăm năm chuyển dời, kênh Tàu Hủ là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa lâu đời, lưu giữ không ít ký ức đẹp về Sài Gòn xưa.

Chỉ mỗi độ Tết đến xuân về, khu vực kênh Tàu Hủ hay bến Bình Đông mới trở nên tấp nập với những chiếc thuyền neo đậu sat sát, chở theo những khóm hoa mai, hoa cúc rực rỡ. Ít ai biết vào thế kỷ XIX-XX, nơi đây từng là thương cảng nhộn nhịp trên bến dưới thuyền, có hoạt động buôn bán sầm uất nhất Chợ Lớn.

Cách đây hơn 300 năm, khởi thủy kênh Tàu Hủ chỉ là một con rạch nhỏ hẹp, thường xuyên bị bùn đất bồi lấp gây cản trở dòng chảy, khiến việc đi lại bằng ghe xuồng gặp nhiều khó khăn. Mùa xuân năm 1819, vua Gia Long đã ra lệnh nạo vét, khơi thông lại dòng kênh và đặt tên là An Thông Hà. Theo nhiều tài liệu lịch sử, con kênh này còn được gọi là Kinh Mới hay rạch Chợ Lớn, sau được đổi tên thành kênh Tàu Hủ.

Sau khi được cải tạo và trở nên thông thoáng, con kênh nhanh chóng thu hút đông đảo khách thương hồ từ khắp nơi đổ về làm ăn buôn bán.

Vào thế kỷ XIX và XX, ngành công nghiệp thương mại tại thành phố bắt đầu phát triển mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu vận chuyển, trao đổi hàng hóa tăng cao. Hai bờ kênh Tàu Hủ nhờ vậy được phát triển thành 2 tuyến giao thông bộ.

Hàng hóa, chủ yếu là nông sản sau khi được các thương lái chuyển về Bình Đông - bến quan trọng trên kênh Tàu Hủ sẽ được xe ngựa, xe bò… kéo về khu vực chợ Lớn để phân phối. Một trong những mặt hàng trọng yếu được vận chuyển trên con kênh là lúa gạo. Vì lẽ đó, khu vực này còn được gọi là “con đường lúa gạo”.

Trước đó, từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, nhiều người Hoa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cù Lao Phố (Đồng Nai) đã giong thuyền về khu vực kênh Tàu Hủ khai hoang lập ấp.

Theo thời gian, cùng rạch Bến Nghé, con kênh này đã tạo thành một tuyến giao thương thủy lộ khép kín từ tây sang đông của Sài Gòn xưa, giúp nơi này từ xóm nhỏ dần trở thành khu cư dân đông đúc.

Tận dụng vị thế “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”, người dân tại đây đã lập nên những làng nghề nhộn nhịp.

Cửa hiệu làm ăn buôn bán 2 bên kênh kinh doanh phát đạt, cuộc sống người dân khởi sắc, thịnh vượng. Dòng kênh Tàu Hủ trở thành con đường giao thương huyết mạch, góp phần làm nên một Sài Gòn - Gia Định phồn vinh từ đó.

Trên kênh Tàu Hủ, thương lái thường chọn Bến Bình Đông là nơi neo đậu, tập kết, tạo nên khung cảnh trên bến dưới thuyền sôi động, trở thành trung tâm buôn bán nhộn nhịp nhất nhì Sài Gòn - Chợ Lớn. Cùng với các bến khác như Bến Thành, Bến Nghé, Bến Hàm Tử, Bến Chương Dương, Bến Bạch Đằng…, bến Bình Đông là cửa ngõ giao thông, giao thương quan trọng, kết nối Sài Gòn đến các vùng lân cận, đặc biệt là miền Tây Nam Bộ.

Dần về sau, trước sự phát triển của đường bộ, kênh Tàu Hủ dần mất đi vai trò của trục giao thông huyết mạch. Bến Bình Đông vì thế không còn tấp nập như xưa, song nơi đây vẫn là điểm đến và là nơi neo đậu của những con thuyền buôn bán từ miền Tây đến Sài Gòn. Những con thuyền này chủ yếu đến từ Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang…

Hàng hóa chở lên TP.HCM chủ yếu là các loại trái cây. Mùa nào thức nấy, hầu hết loại trái cây của miền Tây như chuối, mít, dừa, xoài, đu đủ, chôm chôm… đều có mặt ở Bến Bình Đông.

Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, Bến Bình Đông lại chuyển mình thành bến hoa rực rỡ. Người dân TP.HCM đã quen thuộc với không khí náo nhiệt, nhộn nhịp nơi đây. Mỗi khi vừa cúng tiễn ông Táo về trời vào 23 tháng Chạp, nhà nhà người người nô nức đi chợ hoa Bình Đông, chọn cho mình những chậu mai, cúc vàng ấm áp, mong một năm mới an lành, sung túc.

Muôn chậu hoa đủ màu khoe sắc trong nắng xuân, rung rinh theo nhịp chòng chành của những con thuyền mộc, tạo nên khung cảnh sông nước miệt vườn khó tìm thấy ở nơi khác. Người dân đến Bình Đông không chỉ chọn hoa trên bờ, mà còn được trải nghiệm mua hoa ngay dưới thuyền nổi.

“Mỗi khi Tết đến, thuyền tàu tận Sa Đéc, Chợ Gạo, Cái Mơn... chở hoa lên phủ kín mặt sông, trải dài hàng cây số. Cả vùng này sẽ thành vườn hoa khổng lồ với đủ màu sắc, người mua đông như nêm, vui lắm”, một thương lái buôn hoa quen thuộc trên Bến Bình Đông cho hay.

Ngày nay, trải qua nhiều thăng trầm, khu chợ nổi trên bến Bình Đông đã không còn nhộn nhịp như xưa. Tuy nhiên, phía bên kia bến đang trở nên khang trang với dãy phố nhà cao tầng náo nhiệt cùng sự hiện diện của đại lộ Võ Văn Kiệt. Nhìn về khu vực bến bên này, nhiều người không khỏi kỳ vọng nơi đây sớm thay đổi diện mạo và trở nên hiện đại, sầm uất, khôi phục lại nét phồn vinh, thịnh vượng một thời.

Theo xu hướng phát triển chung của TP.HCM, những lưu vực ven các kênh, rạch được chú trọng chỉnh trang, cải tạo nhằm góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân, hoàn thiện hạ tầng và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Nằm ở trung tâm thành phố cùng lịch sử lâu đời, Tàu Hủ là một trong những kênh nhận được sự đầu tư lớn để được nạo vét, khơi thông.

Năm 2001, thành phố đã triển khai dự án “Cải tạo môi trường nước TP.HCM” với mục tiêu hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, chống ngập úng và giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường cho các khu vực trũng của thành phố, cũng như vùng lân cận thuộc lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ.

Đến năm 2013, dự án đã hoàn thành giai đoạn 1 , xử lý ô nhiễm cho lưu vực phía bắc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé thuộc các quận 1, 3, 4, 5, 8...

Giai đoạn 2 của dự án đang được đẩy mạnh tiến độ để hoàn thành vào năm 2022. Theo đại diện Ban quản lý dự án các công trình giao thông TP.HCM, sau khi giai đoạn này kết thúc, toàn bộ nước thải sinh hoạt lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé sẽ được thu gom, xử lý trước khi xả ra môi trường. Nhờ đó, màu nước xanh trong trên kênh này được kỳ vọng khôi phục, loại bỏ tình trạng ô nhiễm.

Giai đoạn 3 của dự án “Cải tạo môi trường nước TP.HCM” cũng đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn này dự kiến kết nối đồng bộ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đã được xây dựng trong giai đoạn 1 và 2 để phát huy hiệu quả cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.

Cùng với đó, thành phố tiếp tục kế hoạch di dời hàng nghìn hộ dân tại các khu nhà xập xệ ven kênh đến khu tái định cư có chất lượng sống cao hơn. Đồng thời, cảnh quan đô thị đôi bờ kênh Tàu Hủ được đẩy mạnh chỉnh trang đồng bộ. Dọc theo con kênh là hàng cây xanh mát, các tuyến đường được mở rộng với lề đi bộ được lát gạch tinh tươm và đèn chiếu sáng xuyên đêm.

Trước giá trị văn hóa, lịch sử được hình thành qua hàng trăm năm cùng hạ tầng dần hoàn thiện, khu vực dọc kênh Tàu Hủ, cụ thể là bến Bình Đông, đang đón nhận sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư bất động sản. Thời gian qua, nơi đây bắt đầu có sự góp mặt của các dự án căn hộ với quy mô lớn, hướng đến thiết lập không gian sống hiện đại, đa tiện ích. Trong quý IV/2020, thị trường khu vực này sẽ đón nhận thêm dự án D-Aqua do DHA Corporation phát triển.

Dự án được xây dự theo mô hình tuyến phố thương mại mở, kết nối hài hòa với thiên nhiên. Tuyến phố này cung cấp phong phú dịch vụ, mua bán đi kèm chuỗi hoạt động giải trí đường phố nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu cư dân nội khu và người dân trong khu vực. Với 2 block, D-Aqua dự kiến cung ứng ra thị trường khoảng 600 căn hộ với mức giá vừa tầm, phù hợp với nhu cầu ở của người trẻ.

Du an D-Aqua anh 1

Theo đại diện DHA Corp, tuyến phố thương mại của dự án được xây dựng thành 2 bên bờ, quy hoạch dòng suối nhân tạo chính giữa, tái hiện khung cảnh phồn vinh của kênh Tàu Hủ xưa. Tết đến, phố thương mại này sẽ được trang hoàng thành một đường hoa rực rỡ, liên kết cùng bến hoa Bình Đông phía trước, tạo nên khung cảnh mua sắm, du xuân nhộn nhịp.

Với mô hình phát triển dựa trên bảo tồn giá trị văn hóa và thiên nhiên, những dự án như D-Aqua được mong đợi góp phần giúp khu vực kênh Tàu Hủ, bến Bình Đông trở thành điểm đến yêu thích của người dân thành phố và du khách.

Song hành với nhịp sống hiện đại, những nét đẹp mang sắc màu Sài Gòn xưa được lưu giữ trọn vẹn, dọc theo bờ kênh vào mỗi dịp Tết đến sẽ càng thêm tấp nập thuyền hoa neo đậu, rực rỡ sắc xuân.

Giang Hoàng Lam

Đồ họa: Hướng Dương

Bình luận

Bạn có thể quan tâm