Không có quá nhiều khác biệt ở mặt trận tấn công giữa Olympic Việt Nam và Olympic Hàn Quốc. Hai đội có số cú sút mỗi trận và tỷ lệ kiểm soát bóng khá tương đồng. Olympic Việt Nam mỗi trận có nhiều cú sút trúng đích hơn, nhưng lại không ghi nhiều bàn như đối thủ. |
Khác biệt lớn nhất giữa 2 đội có lẽ nằm ở hàng phòng ngự. Chưa có đội bóng nào từ đầu giải chọc thủng lưới của Bùi Tiến Dũng, nhưng phía bên kia chiến tuyến Olympic Hàn Quốc đã nhận 5 bàn thua. Trung bình trận nào đội bóng xứ Kim chi cũng để lọt lưới, và đây là cơ sở để hàng công Olympic Việt Nam tự tin hơn. |
Hai tiền đạo Văn Quyết và Son heung-min đều là những trụ cột, những đội trưởng và đều là cầu thủ trên 23 tuổi của 2 đội. Tuy vậy, Son Heung-min đang nhỉnh hơn Văn Quyết về số lần kiến tạo cho đồng đội lập công. Anh cũng có nhiều cú sút mỗi trận hơn, nhưng mới chỉ có 1 bàn như Văn Quyết. |
Nếu xét về thành tích tại đấu trường ASIAD, Olympic Việt Nam hoàn toàn không có cửa so sánh với Olympic Hàn Quốc. Trận găp Syria mới đây là lần đầu tiên bóng đá nam Việt Nam lọt tới tứ kết trong lịch sử ASIAD, còn với Hàn Quốc, từ năm 1998 tới nay họ luôn vào sâu hơn cả tứ kết. Năm 2014, Olympic Hàn Quốc vô địch ngay trên sân nhà. |
Lịch sử cũng không ủng hộ Olympic Việt Nam. Trong 6 lần gặp nhau gần nhất ở các giải đấu chính thức từ năm 2002 (cấp độ đội tuyển và U22), bóng đá Việt Nam mới thắng một trận duy nhất năm 2003, nhờ pha lập công của Văn Quyến. Không có lịch sử chống lưng, nhưng Olympic Việt Nam đang có phong độ tốt hơn hẳn khi mới thua 1 trong 7 trận chính thức gần nhất (tính cả ASIAD và vòng chung kết U23 châu Á), trong khi con số này của Hàn Quốc là 3. |