Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Số phận cay đắng của những người bị khai tử ở Ấn Độ

Hàng nghìn người Ấn Độ đang đấu tranh với tòa án địa phương để được công nhận còn sống, sau khi bị chính người thân tuyên bố đã chết và bị cướp hết đất đai, tài sản.

Số phận cay đắng của những người bị khai tử ở Ấn Độ

Hàng nghìn người Ấn Độ đang đấu tranh với tòa án địa phương để được công nhận còn sống, sau khi bị chính người thân tuyên bố đã chết và bị cướp hết đất đai, tài sản.

 

 Hàng nghìn người bị tuyên bố đã chết ở Ấn Độ, bất chấp thực tế là họ vẫn còn sống và khỏe mạnh. Những người thân vô đạo đức đã hối lộ các quan chức để chiếm đất đai, tài sản phi pháp của họ. Bà Dhiraji Devi (78 tuổi, ảnh trên), đang đấu tranh với tòa án để chứng minh bà còn sống. Nhiếp ảnh gia Arkadripta Chakraborty là người cất công thu thập dữ liệu về "những người chết" như vậy tại bang Uttar Pradesh.

 

 Ông Lal Bihari Yadav đang điều hành Hội những gười bị tuyên bố đã chết (có tên Mritak Sangh trong tiếng Hindu) tại quận Azamgarh và thay mặt các nạn nhân tố cáo nạn tham nhũng của các quan chức. Ông Yadav (61 tuổi) từng bị tuyên bố qua đời khi 15 tuổi và phần đất của ông bị một người thân nắm giữ. Sau khi thuyết phục các quan chức bất thành, ông đã tự tổ chức một đám tang cho mình để chứng minh mình còn sống. Năm 1994, chính quyền địa phương cuối cùng tuyên bố ông còn sống.

 

Ông Yadav nhanh chóng phát hiện nhiều người khác cũng chịu số phận tương tự. Từ đó, ông quyết định mở thay mặt hàng nghìn người bị tuyên bố qua đời và chiến đấu chống lại các quan chức ăn hối lộ. Tổ chức của ông thường xuyên tổ chức các cuộc "biểu tình xương" ở một số thành phố phía bắc Ấn Độ.

 

Hội Mritak Sangh thành công khi đòi lại "sự sống" cho hàng trăm người bị tuyên bố chết vô lý và giành lại đất đai, danh dự cho họ.

 

 Ansar Ahmed (61 tuổi) và vợ ông trải qua một giai đoạn khó khăn sau khi bị chính quyền tuyên bố đã chết. Sau một cuộc chiến đấu trường kỳ với tòa án, chính quyền đã công nhận ông còn sống vài năm trước. Vợ của Ahmed gặp vấn đề về thính giác và gia đình cũng không có tiền để đưa bà đi chữa bệnh.

 

Ông Ahmed chưa bao giờ có phần đất, nơi mà ông nói rằng bị người anh chiếm mất sau khi hối lộ cho các quan chức địa phương.

 

 Sau khi mất đất đai và tài sản vì bị tuyên bố đã chết vô lý, ông Paltan Yadav trở thành một sadhu (tu sĩ). Yadav nói rằng ông không có tiền để đấu tranh với tòa án và đòi lại quyền lợi chính đáng.

 

Paras Nath Gupta (65 tuổi), sống ở một ngôi nhà thuê tại thành phố Varanasi, nơi ông làm nghề kế toán. Ông mất ngôi nhà và đất của tổ tiên sau khi người anh tuyên bố ông đã qua đời. Ông nói rằng không thể trở về nhà vì bị người thân dọa giết.

 

Hầu hết người bị tuyên bố đã chết đều mù chữ. Đây là bàn tay của một mritak (người bị tuyên bố chết phi pháp), với ngón tay dính mực dùng làm chữ ký hợp lệ.

 

 Bhagwan Das (73 tuổi), người bị tuyên bố đã chết vài năm trước, đang chờ một quan chức tại văn phòng chính quyền để làm sáng tỏ trương hợp của ông. Mỗi lần một tháng, các quan chức cao cấp trong vùng lại gặp các mritak để giải quyết trường hợp "chết nhầm" và lắng nghe các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai vốn diễn ra phổ biến.

Bình An

Theo Infonet

Bình An

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm