Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Số lượng F0 tại Hà Nội chưa có dấu hiệu giảm

Thời gian qua, Hà Nội luôn dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới mỗi ngày. Trong khi đó, số lượng F0 tại TP.HCM có xu hướng tăng nhẹ.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 12/1 đến 16h ngày 13/1, cả nước có 16.725 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó, 25 ca nhập cảnh và 16.700 F0 trong nước tại 63 tỉnh, thành phố (tăng 634 ca so với ngày trước đó). Số ca nhiễm trong cộng đồng là 10.822.

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số bệnh nhân nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.969.294 triệu ca. Trong đó, 1.659.113 F0 đã được công bố khỏi bệnh.


Hà Nội có 5 ngày liên tiếp trên 2.800 F0

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 12/1 đến 18h ngày 13/1, thành phố ghi nhận 2.969 ca bệnh. Đây là ngày thứ 10 liên tiếp ghi nhận trên 2.500 ca nhiễm và là ngày thứ 5 liên tiếp Hà Nội có số ca mắc vượt mốc 2.800 ca/ngày.

Hơn nửa tháng qua, đồ thị số ca mắc tại thành phố này liên tiếp tăng cao. Trong vòng 7 ngày qua, Hà Nội có đến 19.955 ca bệnh, cao nhất cả nước, trung bình mỗi ngày có 2.850 F0.

Dien bien dich Covid-19 tai nhieu dia phuong anh 1

Nguồn: Sở Y tế Hà Nội.

Trước thực trạng số ca mắc Covid-19 ở Hà Nội luôn ở mức cao, các ngành chức năng của thành phố đang tập trung cách ly, điều trị cho các F0 không triệu chứng, thể nhẹ tại nhà. Với sự trợ giúp của tổ phản ứng nhanh, các trường hợp F0 yên tâm khi điều trị, giảm ca bệnh nặng, giảm tỷ lệ chuyển tầng điều trị.

Tính đến nay, thành phố đã tiêm được tổng cộng 13.392.358 mũi vaccine phòng bệnh Covid-19. Trong đó, tổng số mũi bổ sung đã tiêm là 225.083, mũi nhắc lại là 1.183.944.

Trong khi đó, sau 6 ngày ghi nhận số ca mắc mới dưới ngưỡng 500 trường hợp, 3 ngày gần đây, TP.HCM ghi nhận số lượng F0 tăng nhẹ trở lại. Cụ thể, ngày 11/1 có 558 F0, 12/1 có 696 F0 và ngày 13/1 là 701 bệnh nhân.

Tại buổi họp báo định kỳ về tình hình dịch của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM chiều 13/1, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết thành phố đã trở thành vùng xanh, các hoạt động dần trở lại bình thường.

Thành phố đang thích ứng an toàn, phòng chống dịch hiệu quả. Để giữ thành quả này, phòng chống dịch không được lơ là mà cần phải gắt gao và cẩn trọng hơn nữa. Các hoạt động truy vết hiện vẫn được thực hiện và chặt chẽ hơn.

Nói về mức miễn dịch cộng đồng của TP.HCM hiện nay, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết về lý thuyết, nếu toàn dân số đã được tiêm, trừ người chống chỉ định, thành phố đạt miễn dịch cộng đồng và bảo vệ được nhóm không tiêm. Nhưng trên thực tế, dù tiêm với tỷ lệ 100% dân số, thành phố vẫn gặp khó khăn trong biến động dân số, di dân. Ngoài ra, chủng virus mới cũng là một nguy cơ.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia trên thế giới, việc tiêm mũi bổ sung hiện hiệu quả với Omicron nhưng trong tương lai chưa thể dự báo thêm các biến chủng mới. Do đó, TP.HCM tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà" khuyến khích người dân tiêm vaccine.

10 tỉnh, thành phố có số lượng F0 cao nhất trong 7 ngày (7/1 - 13/1)
Nguồn: Bộ Y tế.
Nhãn Hà Nội Khánh Hòa Bình Phước Bình Định Hải Phòng Cà Mau Tây Ninh TP.HCM Đà Nẵng Vĩnh Long
Trung bình số F0 trong 7 ngày người 2851 2508 1741 676 643 616 508 541 494 462

12 ca nhiễm biến chủng Omicron tại TP.HCM đã xuất viện

Theo bản tin tối 13/1 của Bộ Y tế, Việt Nam phát hiện thêm 19 ca nhiễm biến chủng Omicron. Như vậy, đến nay, cả nước có 50 ca nhiễm biến chủng Omicron, bao gồm Hà Nội (1), Quảng Nam (27), TP.HCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (3), Khánh Hòa (2), Long An (1). Tất cả đều là người trở về từ nước ngoài, được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, đến 15h ngày 13/1, toàn bộ 12 người nhiễm chủng Omicron đều đã được xuất viện. Trong 12 ca này, hai người có triệu chứng sổ mũi nhẹ, ho, còn lại không có triệu chứng. Các trường hợp xuất viện đảm bảo quy định của Sở Y tế.

Bệnh nhân đầu tiên được phát hiện ở Hà Nội cũng được xuất viện sau thời gian cách ly tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Tại Đà Nẵng, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố, cho biết 3 bệnh nhân tại đây được điều trị, cách ly theo quy định để hạn chế việc lây nhiễm chéo trong suốt quá trình. Họ nhanh chóng âm tính với chủng virus này và được xuất viện theo quy định.


Nhiều địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao

Trong ngày 13/1, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố Hải Phòng biến động tăng nhẹ với 503 ca F0 mới.

Trong ngày, các địa phương thuộc TP Hải Phòng công bố đã có 818 ca nhiễm Covid-19 được điều trị khỏi; 9.468 F0 được xuất viện. Trong 14.997 F0 đang được điều trị, 91 ca biến chứng nặng. Tính tới thời điểm này, Hải Phòng đã ghi nhận 26 ca tử vong do Covid-19.

Trong vòng 7 ngày qua (từ 7/1 đến 13/1), tổng số ca Hải Phòng ghi nhận là 4.507. Trung bình mỗi ngày, thành phố có 643 bệnh nhân mới.

Theo thống kê, hiện TP Hải Phòng có đã thực hiện hơn 3,5 triệu mũi tiêm vaccine phòng Covid-19. Trong đó, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã đủ 2 liều vaccine đạt 100,02%; tỷ lệ này ở nhóm trẻ 12-17 tuổi là 99,98%.

Số ca mắc Covid-19 tại TP Hải Phòng từ đầu tháng 1
Nguồn: Bộ Y tế
Nhãn 1/1 2/1 3/1 4/1 5/1 6/1 7/1 8/1 9/1 10/1 11/1 12/1 13/1
Số F0 trong ngày người 116 1804 1749 602 792 923 795 748 836 592 514 525 497

Tỉnh Đồng Tháp ghi nhận 141 ca mắc mới (tăng 7 ca so với hôm qua), trong đó 67 ca trong cộng đồng; 8 ca mắc Covid-19 là trẻ em dưới 12 tuổi. Tổng số ca dương tính cộng dồn 46.204 ca. Số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị 8.125 ca, trong đó có 107 F0 rất nặng (tăng 12 ca so với ngày hôm qua). Số bệnh nhân tử vong trong ngày được ghi nhận là 16 ca.

Tính đến ngày 13/1, tỉnh đã tiêm được 2.771.205 liều vaccine phòng Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên. Người từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vaccine là 305.676.

Nhiều ngày qua, tỉnh Khánh Hòa tăng vọt số ca bệnh Covid-19 mới trong ngày. Trong 7 ngày qua, tổng số ca mắc tại Khánh Hòa là 17.560 (bao gồm cả 12.156 ca được tỉnh đăng ký bổ sung vào ngày 12/1). Trung bình mỗi ngày tỉnh có 2.508 bệnh nhân mới.

Theo CDC Khánh Hòa, tổng hợp từ 7h đến 17h ngày 13/1, toàn tỉnh ghi nhận 547 F0 mới tại TP Nha Trang (286), TP Cam Ranh (27), thị xã Ninh Hòa (113), huyện Vạn Ninh (16), Diên Khánh (72), Cam Lâm (27) và Khánh Sơn (7).

Trong đó, 224 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng; 283 ca cách ly tại nhà; 30 F0 ghi nhận ở khu cách ly y tế tại dân cư; 10 ca trong khu cách ly tập trung. Từ 23/6/2021 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 55.071 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong ngày, Đà Nẵng ghi nhận 657 ca mắc Covid-19, gồm: 59 ca cách ly tập trung, 221 ca cách ly tại nhà, 21 ca trong khu phong tỏa và 356 ca chưa cách ly. Hiện thành phố có 208 khu vực phong tỏa với 521 hộ (1.740 nhân khẩu), duy trì 8 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 288 người.

Tính đến nay, thành phố đã tiêm 2.041.114 mũi vaccine phòng Covid-19, trong đó tiêm mũi 1 cho 976.397 người, mũi 2 cho 959.539 người và mũi 3 cho 104.486 người.

Ngày 13/1, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 337 bệnh nhân mắc Covid-19 mới. Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, địa phương này có tổng cộng 11.705 bệnh nhân Covid-19; 8.572 người đã được ra viện; 18 F0 tử vong.

Toàn tỉnh đã tiếp nhận 4.993.360 liều vaccine phòng Covid-19. Tỷ lệ bao phủ mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 99,41%; tiêm đủ mũi là 96,52%. Trẻ 12-17 tuổi tại Thanh Hóa đã tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 99,0%; tiêm đủ liều đạt 52,5%. Ngoài ra, 70.311 người tiêm mũi bổ sung và 17.826 người tiêm mũi nhắc lại.

Dự kiến tiêm vaccine Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan này chưa có bất kỳ khuyến cáo chính thống nào về việc tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.

Bộ Y tế phải làm việc rất thận trọng, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo tất cả chương trình tiêm chủng của các nước.

Đồng thời, cơ quan này cũng thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế Thế giới về vấn đề khoa học trong tiêm vaccine cho trẻ ở độ tuổi này để vừa bảo vệ cho trẻ và quan trọng nhất là đảm bảo tính an toàn, khả năng chấp nhận của cộng đồng.


Về đảm bảo nguồn vaccine tiêm cho trẻ em, Bộ Y tế đã làm việc với các hãng sản xuất, cung ứng và hướng đến việc sử dụng vaccine Pfizer liều tiêm cho trẻ em.

Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh đây là vấn đề quan trọng, không thể nóng vội, mà phải đi từng bước chắc chắn, đảm bảo an toàn cho trẻ. Bộ đã xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 5-11 tuổi, báo cáo Chính phủ chờ phê duyệt.

Việt Nam đã triển khai tiêm chủng cho đối tượng 12-17 tuổi từ tháng 11/2021. Đến nay, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm 14.131.455 liều, trong đó có 8.021.461 mũi 1 và 6.109.994 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine là 89,9% và tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản là 68,5% dân số 12-17 tuổi.

Theo Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, tính đến tối 13/1, cả nước đã tiêm 164.482.313 liều vaccine phòng Covid-19. Trong đó, tỉnh Kiên Giang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước.

39/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản trên 90%; 20 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản 80-90%; 4 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ liều cơ bản dưới 80% là Nghệ An (76,8%), Hà Giang (76,1%), Cao Bằng (78,8%) và Sơn La (74,8%).

Việt Nam đã phát hiện tổng cộng 50 ca nhiễm Omicron

Những người được phát hiện nhiễm biến chủng Omicron tại Việt Nam đều được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Dịch Covid-19

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm