Trong báo cáo Niềm tin tiêu dùng toàn cầu của công ty Nielsen vừa công bố, nhìn chung chỉ số niềm tin người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á duy trì ở mức cao trong quý IV/2014.
Kênh tiết kiệm ít được người Việt Nam lựa chọn nhất là trả nợ (19%) và đầu tư vào các quỹ tương hỗ/chứng khoán (18%). |
Có tới 4 quốc gia thuộc khu vực này lọp top 10 nước có người tiêu dùng lạc quan nhất toàn thế giới.
Nước duy nhất ngoại lệ là Malaysia, chỉ số niềm tin đạt mức thấp nhất trong gần 6 năm tại 89 điểm, giảm 10% so với quý trước.
Indonesia và Philippines là hai nước lạc quan nhất trong khu vực tại 120 điểm, theo sau là Thái Lan tại 111 điểm.
Việt Nam là nước đứng thứ tư tại 106 điểm, tăng 4 điểm so với quý III.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Nielsen, Đông Nam Á, quý IV/2014. |
Triển vọng kinh tế vẫn là nỗi lo thường trực đối với người tiêu dùng.
Gần 1/5 số người được hỏi (18%) tại Đông Nam Á nhắc đến nền kinh tế khi nhận được câu hỏi: "Điều gì làm bạn lo ngại nhất trong 6 tháng tới". Trong đó, người tiêu dùng tại Thái Lan (49%) và Malaysia (38%) chiếm tỷ lệ cao nhất toàn thế giới với mức trung bình 25%.Tiêu chí này chỉ được người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên thứ hai, sau sức khỏe. Mối lo thứ ba là việc làm.
Vấn đề người tiêu dùng lo ngại nhất trong 6 tháng tới tại Đông Nam Á. |
Đặc biệt, báo cáo cho thấy người dân tại 4/6 thị trường (Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam) cho rằng nước họ đang trải qua một đợt suy thoái kinh tế.
Tại một số nền kinh tế, cứ 10 người tiêu dùng thì có ít nhất 8 người điều chỉnh thói quen chi tiêu trong 12 tháng vừa qua để "thắt lưng buộc bụng".
Tỷ lệ cụ thể tại từng nước là Thái Lan (88%), Việt Nam (86%), Malaysia (85%), Indonesia (80%) và Philippines (80%).
Để tiết kiệm, phần lớn người dân Malaysia và Philippines giảm mua sắm quần áo, trong khi người Việt Nam và Thái Lan hạn chế ăn chơi bên ngoài.
Cách chi tiêu tiền thừa sau khi đã trang trải sinh hoạt phí thiết yếu tại Đông Nam Á. |
77% số người được hỏi tại Việt Nam chọn cách tiết kiệm tiền thừa sau khi đã trang trải sinh hoạt phí thiết yếu. Hoạt động được ưu tiên thứ nhì là 40%.
Kênh tiết kiệm ít được mọi người lựa chọn nhất là trả nợ (19%) và đầu tư vào các quỹ tương hỗ/chứng khoán (18%).