Nghi thức này lần đầu tiên được cho phép ở ĐH Tokyo, sau đó là ĐH Kyoto. Sau khi được nhà trường cho phép, sinh viên ĐH Kyoto đã thoải mái hóa trang trong buổi lễ tốt nghiệp của mình.
Theo truyền thống, các trường đại học ở Nhật Bản yêu cầu sinh viên chỉ được mặc vest, váy hoặc kimono hakama cổ điển vào buổi lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, ĐH Kyoto đã cho phép sinh viên của mình thể hiện bản sắc cá nhân vào ngày này. Quyết định này được nhiều người ủng hộ và đánh giá cao.
Màn hóa trang độc đáo của sinh viên tốt nghiệp tại ĐH Kyoto. Ảnh: Twitter @kyletrentt. |
Theo ông David Hajime Kornhauser, Giám đốc truyền thông toàn cầu tại ĐH Kyoto, cho hay sinh viên có thể hóa trang dựa theo sở thích cá nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng lựa chọn làm điều này trong ngày tốt nghiệp.
"Có vẻ như trong một thời gian dài, sinh viên trường tôi đã chọn trở thành bất cứ điều gì họ muốn vào ngày tốt nghiệp, nhưng số lượng này không lớn. Đại đa số sinh viên tốt nghiệp vẫn làm theo truyền thống là mặc vest hoặc váy trang trọng", ông nhận xét.
Theo bảng xếp hạng các trường đại học năm 2023, ĐH Kyoto xếp thứ 36 thế giới, thứ 9 châu Á và thứ 2 Nhật Bản sau ĐH Tokyo. Ngôi trường này là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu châu Á, là nơi sinh ra những nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới, trong đó có 13 người đoạt giải Nobel.
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.