Siêu trăng màu da cam quan sát được ở thủ đô Prague, Cộng hòa Czech tối 14/11. |
Siêu trăng "đậu" trên thanh kiếm của Nữ thần Công lý tại thành phố Frankfurt, Đức. Do bầu trời nhiều mây, hình ảnh siêu trăng tại đây không to và sáng rõ như nhiều nơi khác. |
"Người suy nghĩ" ở Dos Hermanas, Tây Ban Nha trong khoảnh khắc "chị Hằng" ghé qua. |
Người dân bộ lạc Maasai ở làng Oloika, Magadi, Kenya, dùng ống nhòm quan sát hiện tượng kỳ thú. |
Bức tượng trên nóc tòa nhà Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở Vienna, Áo, xuất hiện ấn tượng trong đêm siêu trăng. |
Thủ đô nằm trên hai châu lục Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong những nơi quan sát siêu trăng ấn tượng. |
Siêu trăng lấp ló trong mây trên bầu trời Chiang Mai, miền bắc Thái Lan, phía trước là ngôi chùa Wat Phrathat Doi Suthep. "Siêu trăng" là thuật ngữ xuất hiện gần đây để chỉ thời điểm trăng tròn và ở cận điểm - điểm gần nhất của nó so với Trái Đất trong quỹ đạo hình elip. |
Thủ đô nằm trên hai châu lục Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một trong những nơi quan sát siêu trăng ấn tượng. Trong kỳ siêu trăng này, mặt trăng sẽ cách trái đất khoảng 360.000 km.
|
Tàu vũ trụ Soyuz MS-03 ở sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan, hiện lên nổi bật trong đêm trăng tròn lớn nhất từ năm 1948 tới nay. |
Siêu trăng xuất hiện với tiền cảnh là di tích Acropolis ở Athens, Hy Lạp. Để quan sát tốt nhất, người xem nên rời khỏi thành phố vì ánh đèn đô thị và các đám mây có thể làm lu mờ Mặt Trăng, khiến nó chỉ trông giống như trăng tròn bình thường
|
Người dân ngắm siêu trăng tại Prague, Cộng hòa Czech. Siêu trăng lần này lớn 14% và sáng hơn 30% so với khi mặt trăng ở điểm xa trái đất nhất trên quỹ đạo của nó.
|
Siêu trăng ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp bên cạnh bức tượng của nghệ sĩ Jaume Plensa. Mặt trăng sẽ không ở gần trái đất như vậy cho đến ngày 25/11/2034. |
So sánh hình ảnh mặt trăng quan sát từ trái đất vào các tháng trong năm 2016. Ảnh: Space.com |