Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Siêu ánh sáng lạ mắt trong vụ thiên thạch tấn công mặt trăng

Các nhà khoa học NASA vừa công bố đoạn video cho thấy quá trình một thiên thạch nặng 40 kg lao thẳng xuống mặt trăng, tạo ra vụ nổ khổng lồ có thể nhìn thấy từ trái đất bằng mắt thường.

Siêu ánh sáng lạ mắt trong vụ thiên thạch tấn công mặt trăng

Các nhà khoa học NASA vừa công bố đoạn video cho thấy quá trình một thiên thạch nặng 40 kg lao thẳng xuống mặt trăng, tạo ra vụ nổ khổng lồ có thể nhìn thấy từ trái đất bằng mắt thường.

Vụ nổ xảy ra hôm 17/3 được đánh giá là lớn nhất kể từ khi Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) bắt đầu tiến hành theo dõi các vật thể va chạm với mặt trăng từ 8 năm trước. Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 300 vụ thiên thạch tấn công mặt trăng đã được ghi nhận, nhưng chưa một viên đá trời nào tạo ra vụ nổ tương tự sự việc hôm 17/3.

Mô phỏng vụ nổ do thiên thạch va chạm với bề mặt mặt trăng.

Bill Cooke, chuyên gia cơ quan nghiên cứu thiên thạch của NASA tại Trung tâm vũ trụ Marshall, Huntsville, Alabama cho biết: “Vụ nổ tạo ra thứ ánh sáng chói lòa lớn gấp 10 lần bất kể thứ ánh sáng nào con người từng được thấy”. Thứ ánh sáng này có thể được nhìn thấy từ trái đất mà không cần bất kể thiết bị hỗ trợ nào.

Trong khi đó, vệ tinh của NASA bay quanh mặt trăng xác nhận, một hố sâu đường kính 20 m đã được ghi nhận trên bề mặt mặt trăng. Sau khi xem xét các số liệu thu thập được, các chuyên gia thiên thạch nhận định, khối đá trời lao xuống mặt trăng có đường kính khoảng 0,3 m, lao đi với vận tốc 90.000 km/h. Sức công phá của vụ va chạm tương đương 5 tấn thuốc nổ TNT.

Cũng trong đêm thiên thạch tấn công mặt trăng, các kính thiên văn dưới mặt đất cũng phát hiện số lượng lớn bất thường các thiên thạch tiếp cận trái đất. Dù vậy, hầu hết chúng bị thiêu cháy trong quá trình ma sát với bầu khí quyển trái đất trước khi chạm xuống được bề mặt. Các chuyên gia tin rằng, vụ va chạm trên mặt trăng cùng số lượng bất thường các thiên thạch tiếp cận trái đất là do đám bụi và đá nhỏ nằm chắn trên quỹ đạo di chuyển của địa cầu. Hiện không có bất kể thiệt hại nào dưới trái đất được ghi nhận trong sự việc nêu trên.

 
Video: Quá trình thiên thạch tấn công bề mặt mặt trăng.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm