Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SHB chính thức sở hữu 50% cổ phần Bianfishco

Ngày 25/8, Công ty CP thủy sản Bình An, Công ty Mua bán nợ và SHB đã công bố Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.

SHB chính thức sở hữu 50% cổ phần Bianfishco

Ngày 25/8, Công ty CP thủy sản Bình An, Công ty Mua bán nợ và SHB đã công bố Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp.

Theo đó, ông Trần Văn Trí (chồng bà Diệu Hiền) làm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Ngân hàng SHB được đăng ký là cổ đông sở hữu 25 triệu cổ phần bằng 50% vốn điều lệ của Bình An. Sở hữu số cổ phần này, SHB sẽ tham gia tái cấu trúc toàn diện Bình An.

Báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Deloite Việt Nam kiểm toán cho thấy, đến ngày 31/12/2011 Bình An đạt doanh thu 1.240 tỉ đồng, giá trị tài sản 2.000 tỉ đồng, nợ quá hạn đến tháng 8/2012 khoảng 600 tỉ đồng.

Bình An cũng cho biết các khoản nợ ngân hàng BIDV, VDB, ACB đều có tài sản đảm bảo là máy móc, nhà xưởng, bất động sản. Còn việc thế chấp 25 triệu cổ phiếu cá nhân của bà Diệu Hiền chỉ là bổ sung tài sản đảm bảo khoản vay tại các ngân hàng trên.

Từ trái qua: Các bên đại diện DATC, Bianfishco, SHB tại lễ ký kết.

Sau khi nắm giữ 50% vốn điều lệ Bình An, SHB phối hợp cùng công ty Mua bán nợ (DATC) và Bình An xây dựng phương án tái cấu trúc công ty. Theo đó, phương án được đưa ra là SHB và DATC tham gia vào quản trị, điều hành mọi hoạt động tại Bình An, tập trung phát triển kinh doanh, quản lý tài chính và kiểm soát chi phí thị trường đầu vào và ra. SHB tiến hành giải ngân cho Bình An để trả nợ tiền mua cá tra của nông dân, đồng thời bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo SHB, sau khi hoạt động sản xuất kinh doanh đi vào ổn định sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông tăng vốn điều lệ từ 500 lên 1.200 tỉ đồng nhằm tăng năng lực tài chính, giảm chi phí đầu vào. Thành lập Tổng công ty thủy sản Bình An trên cơ sở mở rộng, tiếp nhận và nâng cao hiệu quả các hoạt động của các công ty vệ tinh, như: Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, Công ty Nuôi trồng thủy hải sản, Công ty Nước uống Collagen, Viện Nghiên cứu Thủy sản…

Hiện tại chủ nợ là các ngân hàng, tổ chức kinh tế đã đồng ý khoanh nợ, giảm lãi, miễn lãi đối với các khoản nợ của Bình An trong 3 năm. Riêng các chủ nợ lớn như BIDV, VDB sẽ đàm phán chuyển nợ thành vốn góp khi Bình An tăng vốn điều lệ.

Ông Trần Văn Trí, Tổng giám đốc mới của Bình An, cho biết sau khi tái cấu trúc, Bình An sẽ mở rộng thị trường trên nền tảng khách hàng cũ và quan hệ đối tác truyền thống của SHB với các ngân hàng và doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản tại thị trường châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Bên cạnh đó, Bình An sẽ mở rộng vùng nuôi trồng thủy hải sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho hoạt động chế biến.

SHB và DATC dự kiến trong năm 2013, Bình An sẽ đi vào hoạt động ổn định, mở rộng đối tác và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động.

Theo Tuổi Trẻ

 

Theo Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm