Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

VODCAST

Sếp SCG: 'Việt Nam là thị trường nước ngoài lớn nhất'

Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam cho biết tập đoàn đã đầu tư 7 tỷ USD cho thị trường, trong đó 80% để phát triển các dự án từ đầu, nổi bật là Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn.

Podcast anh 1 Podcast anh 2

Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam cho biết tập đoàn đã đầu tư 7 tỷ USD cho thị trường, trong đó 80% để phát triển các dự án từ đầu, nổi bật là Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn.


_____

Host: Lan Anh

Khách mời: Ông Kulachet Dharachandra, Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam

_____

SCG được thành lập tại Thái Lan cách đây hơn 110 năm và đã phát triển thành một tập đoàn khu vực. Tại Việt Nam, SCG hiện có 27 công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực như xi măng - vật liệu xây dựng, bao bì, hóa dầu, logistics…, với tổng doanh thu khoảng 2,5 tỷ USD. Đây là quốc gia có hoạt động kinh doanh lớn nhất của SCG ngoài Thái Lan, chiếm khoảng 30% tổng tài sản của toàn tập đoàn.

Một năm qua, ông Kulachet Dharachandra, Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam dành phần lớn thời gian ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để phát triển dự án Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn (LSP). Đây là tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam và cũng là khoản đầu tư lớn nhất của SCG, lên đến 5 tỷ USD, dự kiến đi vào vận hành thương mại từ tháng 10.

“Dự án sẽ ghi nhận doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD từ cả thị trường nội địa và xuất khẩu, qua đó đóng góp cho ngân sách Nhà nước khoảng 100 triệu USD mỗi năm. Chúng tôi cũng đã đầu tư hơn 100 triệu USD để giảm tác động đến môi trường về mức tối thiểu”, ông Kulachet chia sẻ.

Trò chuyện tại theInsight, vị lãnh đạo thừa nhận thời điểm này là đáy chu kỳ của ngành hóa dầu. Tuy nhiên, ông tự tin có thể cùng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư người Việt vượt qua các thách thức.

Ông Kulachet đồng thời tiết lộ các dự án phát triển từ đầu như LSP hay nhà máy Giấy Kraft Vina, nhà máy Ngói Bê tông SCG, nhà máy nhựa PVC… chiếm đến 80% trong tổng số 7 tỷ USD mà SCG đã đầu tư tại Việt Nam.

Số vốn còn lại được tập đoàn sử dụng để mở rộng kinh doanh thông qua sáp nhập và hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. “Chúng tôi tham gia vào PRIME 10 năm qua, và hiện tại quy mô hoạt động đã tăng gấp đôi. Tương tự với Nhựa Duy Tân hay Nhựa Bình Minh, sau 3-5 năm đầu tư, các doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục phát triển”, ông Kulachet nói.

Lần đầu xuất hiện chính thức trước truyền thông từ khi đảm nhiệm vị trí Giám đốc Quốc gia của SCG tại Việt Nam, ông Kulachet Dharachandra cho rằng nơi đây đang sở hữu nhiều tiềm năng và điều kiện để trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu và dịch vụ của thế giới. Vị này cũng đánh giá cao việc Chính phủ đang nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển bền vững.

Là một phần chủ chốt trong chuỗi cung ứng của nhiều ngành nghề công nghiệp khác, SCG cũng đang nghiên cứu phát triển và đưa vào kinh doanh nhiều sản phẩm “xanh”, đồng thời đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và nỗ lực thúc đẩy sự hợp tác, xây dựng hệ sinh thái phát triển xanh, cũng như giảm bất bình đẳng trong cộng đồng thông qua đầu tư vào giáo dục.

_____

Độc giả đặt câu hỏi với theInsight có thể gửi về email toasoan@znews.vn hoặc chia sẻ qua nền tảng YouTube.

Znews Podcast Team

Sản xuất: Phương Lâm
Biên tập: Lan Anh - Cẩm Tú

Bạn có thể quan tâm