Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sếp Fecon: 'Không bao giờ sợ nhà đầu tư nước ngoài đuổi'

Ông Hà Thế Lộng, Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Khoáng sản Fecon đã cho biết như vậy.

Một nội dung quan trọng được đưa ra trong kỳ đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015 của Công ty Cổ phần Khoáng sản Fecon (mã FCM) diễn ra vào hôm qua (21/3) là việc công ty dự kiến phát hành 20 triệu cổ phần với giá phát hành bằng mệnh giá cho cổ đông chiến lược nước ngoài, tương đương với 48,8% vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2014.

BizLIVE đã có cuộc trao đổi với ông Hà Thế Lộng, Thành viên HĐQT FCM về vấn đề này.

- Xin ông cho biết, tại sao việc phát hành thêm 20 triệu cổ phần lại nhắm đến cổ đông nước ngoài đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc?

- Mục đích của việc phát hành thêm 20 triệu cổ phần lần này là nhằm đầu tư cải tạo nhà máy, máy móc, thiết bị và đầu tư vào mỏ đá. Hầu hết công trình đều có những yêu cầu rất cao, một số doanh nghiệp tại Việt Nam đã có sự liên kết với các doanh nghiệp top đầu của Nhật Bản và ngày càng mở rộng thị trường, thị phần của họ, cạnh tranh mạnh mẽ với khoáng sản Fecon.

Xu hướng nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc tham gia gần như là tất yếu đối với doanh nghiệp kỹ thuật, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực móng và công trình ngầm.

Hiện nay, kể cả như công trình ngầm của TP HCM không thể nhà thầu Việt Nam là nhà thầu chính mà phải là nhà thầu Nhật Bản hoặc công trình tại Hà Nội (dự án nhà ga từ Nhổn - ga Hàng Cỏ) nhà thầu chính là Hàn Quốc. Từ đó, nhà thầu này sẽ thuê, hướng dẫn các nhà thầu, nhân công Việt Nam làm và họ chỉ huy.

Ông Hà Thế Lộng, thành viên HĐQT FCM.

Nhằm đến tất cả những điều này này, khoáng sản Fecon đã chọn đơn vị đã có tiềm lực nhất định, đầu tư thêm đáng kể vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.

- Ở một số lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài đã nắm quyền chi phối sau khi sở hữu 20-30% cổ phần. Vậy liệu trường hợp này có khả năng diễn ra ở khoáng sản Fecon, thưa ông?

- Theo tôi sẽ không sao. Đầu tiên có thể nhà đầu tư nước ngoài đề cập đến việc cho 1 ghế trong Hội đồng quản trị sau đó họ mua của cổ đông trên sàn, và đến lúc có 2 người trong Hội đồng quản trị, dẫn đến ở phần đầu họ lãnh đạo, định hướng nhưng người Việt vẫn làm, ăn lương dù lợi nhuận ở phần nhất định chỉ ở chừng mực nhưng rõ ràng hệ thống quản lý đến cán bộ công nhân mình đều hưởng lợi. Không bao giờ sợ nhà đầu tư nước ngoài đuổi ra và đưa người của nó vào.

Rõ ràng khi nhà đầu tư nước ngoài tham gia, không giống như cổ đông khác, xem hoạt động của doanh nghiệp như thế nào, mỗi năm thu về bao nhiêu còn với cổ đông nước ngoài, họ đưa người vào, đầu tư và thống nhất biện pháp, quản lý, nâng cao năng suất lao động, can thiệp sâu vào hệ thống quản lý. Sự hợp tác trong 10 năm tới là có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.

- Nhưng như vậy, người Việt lại trở thành người làm thuê trên chính đất nước của mình?

- Quyền doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang khống chế, lúc đầu nhà đầu tư nước ngoài nắm khoảng 30%, mình vẫn nắm chính. Trên sàn họ mua được nhưng cổ đông lớn chắc chắn cũng sẽ không bán hết vì lợi nhuận năm 2014, 2015 hạn chế nên không chia lợi nhuận hoặc chia lợi nhuận với mức cao còn chắc chắn với đà phát triển này 2016 có thể chia đến 10%.

http://bizlive.vn/kinh-doanh/sep-fecon-khong-bao-gio-so-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-duoi-khoi-cong-ty-877623.html

Theo Nguyễn Thảo/Diễn Đàn Đầu Tư

Bạn có thể quan tâm