Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sếp Bamboo Airways: 'Chúng tôi không tuyển phi công để lấp chỗ trống'

Ông Eddy Doyle - Phó tổng giám đốc phụ trách khai thác bay tại Bamboo Airways, bày tỏ sự tin tưởng vào đội ngũ phi công của hãng sau một năm ra mắt.

Đảm đương trách nhiệm Phó tổng giám đốc phụ trách khai thác bay tại Bamboo Airways từ tháng 1, ông Eddy Doyle - cựu lãnh đạo Air Canada, đã có buổi trò chuyện về chất lượng dịch vụ và đội ngũ nhân sự của Bamboo Airways, cũng như những kỳ vọng của ông đối với hãng.

- Bamboo Airways đã nhận được nhiều phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ trong thời gian qua. Nguyên tắc xây dựng chất lượng dịch vụ bay cho hãng là gì, thưa ông?

- Trước khi bàn về chất lượng dịch vụ, tôi muốn nhấn mạnh an toàn bay luôn là ưu tiên số một với bất kỳ hãng hàng không nào. Sau an toàn bay, chất lượng dịch vụ là yếu tố chủ chốt làm nên thương hiệu hãng.

FLC anh 1
Ông Eddy Doyle - Phó tổng giám đốc phụ trách khai thác bay tại Bamboo Airways.

Các hãng có thể sử dụng cùng một loại máy bay, cung cấp những suất ăn giống nhau, sử dụng chung một nhà cung cấp, nhưng văn hóa dịch vụ là thứ duy nhất gần như không thể sao chép.

Dịch vụ tốt chính là chìa khóa cho thành công về mặt thương mại. Các thành viên trong phi hành đoàn nói riêng và tất cả nhân viên nói chung đều nhận thức rõ điều này. Chúng tôi luôn nỗ lực để phát triển hệ văn hóa riêng của hãng. Cụ thể, đó là thực hiện cam kết mang tới trải nghiệm “Hơn cả một chuyến bay” - khiến khách hàng cảm thấy ngoài việc có một hành trình bay an toàn, họ còn được thư giãn với sự tận tâm phục vụ, để cảm thấy bay cùng chúng tôi là một trải nghiệm tuyệt vời.

- Tiêu chí tuyển dụng phi công của hãng là gì?

- Có rất nhiều tiêu chí phải đáp ứng. Những đợt phỏng vấn phi công là thực sự là giai đoạn lao động vất vả của chúng tôi. Nếu may mắn, chúng tôi có thể tuyển được 2, 3 phi công mỗi ngày, nhưng cũng có những khi chúng tôi phải từ chối một nửa số ứng viên đã phỏng vấn. Thậm chí, có những ngày “xấu trời”, chúng tôi chỉ chọn được một trong số hơn 10 người.

Tuyển dụng phi công là công tác được Bamboo Airways đầu tư rất nhiều thời gian và công sức, vì đó không đơn giản là lấp đầy các chỗ trống, mà là tìm được đúng người. Họ là người chịu trách nhiệm về sự an toàn của hàng trăm hành khách, nên buộc phải là những phi công chuyên nghiệp nhất.

FLC anh 2
Bamboo Airways không tuyển phi công về lấp đầy các chỗ trống, mà phải tìm được đúng người.

- Mới đây, Bamboo Airways gây chú ý với hình ảnh đội phi công đông đảo, đa quốc tịch. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về đội ngũ phi công của hãng?

- Hình ảnh bạn đề cập được ghi lại trong buổi gặp mặt ấm cúng giữa Chủ tịch Trịnh Văn Quyết và đội ngũ phi công. Đây thực sự là một buổi gặp gỡ quan trọng.

Đội ngũ phi công của chúng tôi đến từ rất nhiều quốc gia, nhưng tất cả đều bị cuốn vào cuộc trò chuyện với ông Trịnh Văn Quyết, khả năng truyền động lực và năng lượng của ông rất lớn, vượt qua rào cản về ngôn ngữ. Tôi cho rằng khi bạn nhận thấy ông chủ của mình thật sự nghiêm túc và say mê với nghề, bạn sẽ thực sự muốn trở thành một phần trong bộ máy do ông ấy lãnh đạo.

- Bản thân từng là phi công đường dài kỳ cựu tại Canada, những kinh nghiệm thực địa có giúp ông nhiều trong quá trình quản trị đội bay tại Bamboo Airways?

- Với tôi, bay là một niềm đam mê. Khi làm lãnh đạo ở Air Canada, thỉnh thoảng tôi vẫn đi bay, và lúc nào đó cũng là một niềm vui. Vị trí phi công rèn luyện cho bạn rất nhiều đức tính.

Làm phi công, bạn luôn phải có một phương án B. Lái ôtô gặp thời tiết xấu, bạn có thể dừng xe trú mưa bên đường và tính xem sẽ làm gì tiếp theo. Lái máy bay thì đương nhiên không thể, thời tiết thay đổi cũng là lúc bạn phải tính toán các phương án, và phương án B là để dự phòng trong những trường hợp không thể đoán định nhất.

Tương tự ở vị trí quản lý, bạn phải có khả năng lập kế hoạch dài hạn. Việc bạn làm hôm nay là để chuẩn sẵn sàng cho bất kỳ điều gì sẽ xảy ra trong 6 tháng tới.

FLC anh 3
Ở vị trí quản lý, bạn phải có khả năng lập kế hoạch dài hạn.

- Bamboo Airways đang chuẩn bị khởi động một viện đào tạo hàng không, ông suy nghĩ gì về việc này?

- Vận hành một hãng hàng không đồng nghĩa phải vận hành một “trường học” song song. Hoạt động giáo dục - đào tạo luôn phải diễn ra liên tục. Các phi công vẫn được đào tạo nghiệp vụ định kỳ 6 tháng một lần, và đội bay cũng được đào tạo nghiệp vụ mặt đất đều đặn hàng năm.

Mới đây, chúng tôi đã khởi công Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways tại Quy Nhơn, và đón nhận chứng chứng nhận ATO (Approved Training Organization - Chứng nhận Tổ chức huấn luyện hàng không) cho Trung tâm đào tạo của Bamboo Airways. Tôi thấy việc này là cần thiết, bởi nó sẽ đóng vai trò quan trọng không chỉ trong công tác đào tạo, duy trì, cung ứng nguồn phi công, tiếp viên, nhân viên hàng không chất lượng cho hãng, mà còn cho toàn ngành hàng không nói chung.

FLC anh 4
“Tôi kỳ vọng Bamboo Airways sẽ trở thành sự lựa chọn hàng đầu của hành khách nội địa và quốc tế”, ông Eddy Doyle nhấn mạnh.

- Đứng ở vạch mốc một năm ra mắt, hình dung của ông về Bamboo Airways trong 5 năm nữa là gì?

- Hiện tại, hãng đã khai thác 25 đường bay gồm cả nội địa và quốc tế. Một người bạn từng nói với tôi rằng: “Tôi thích bay với Bamboo Airways, nhưng tôi cần bay đến Bangkok nên phải lựa chọn một hãng khác”.

Do đó, việc mở rộng mạng bay, tăng tần suất chuyến bay để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu đi lại của khách hàng sẽ là một trong những mục tiêu lớn. Kỳ vọng của tôi dành cho Bamboo Airways trong 5 năm nữa là hãng không chỉ trở thành lựa chọn hàng đầu của người dân Việt Nam, mà còn là sự lựa chọn của hành khách quốc tế khi họ có nhu cầu đến Việt Nam.

Giang Tiểu San

Bạn có thể quan tâm