Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sendo nhận khoản đầu tư 51 triệu USD

Trang thương mại điện tử Sendo vừa nhận được khoản đầu tư 51 triệu USD từ một tập đoàn tài chính Nhật Bản và một số công ty có trụ sở ở châu Á, theo Nikkei.

Nikkei đánh giá khoản đầu tư 51 triệu USD của các công ty nước ngoài vào Sendo là một trong những vòng huy động vốn lớn nhất đối với một doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam.

Tập đoàn tài chính Nhật Bản - SBI Holdings và một số công ty khác có trụ sở tại châu Á, đã rót số tiền đầu tư này vào Sendo nhằm thâm nhập thị trường thương mại điện tử đang bùng nổ ở các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trung bình 30%/năm.

Sendo nhan khoan dau tu 51 trieu USD anh 1
Trang thương mại điện tử Việt Nam Sendo nhận khoản đầu tư 51 triệu USD từ các công ty nước ngoài.

Có tất cả 8 nhà đầu tư góp mặt vào thương vụ này. Bên cạnh các doanh nghiệp cũ là FPT, eContext Asia, BeeNext và Beenos, còn có 4 nhà đầu tư mới: SBI Nhật Bản, SoftBank Ventures Korea, Daiwa PI Partners và SKS Ventures. Tuy nhiên, giá trị đầu tư chi tiết của từng công ty không được tiết lộ.

Ra mắt năm 2012, Sendo là một nền tảng trực tuyến dành cho những doanh nghiệp nhỏ và cá nhân bán hàng. Hiện trang thương mại điện tử đã có 300.000 người bán với 10 triệu sản phẩm, tổng giá trị giao dịch tăng gấp 20 lần trong 3 năm gần đây.

Theo Nikkei, Sendo sẽ sử dụng một phần vốn được đầu tư để mở rộng hoạt động, hướng tới mục tiêu nâng tổng giá trị giao dịch lên 1 tỷ USD trong 2 năm tới.

SBI hiện đầu tư vào các công ty fintech khắp châu Á, còn Beenos sẽ cung cấp hiểu biết về thương mại điện tử cho Sendo. Nikkei cho rằng các nhà đầu tư muốn dùng thế mạnh về công nghệ và kiến thức để thúc đẩy trang thương mại điện tử Việt Nam phát triển. Họ cũng kỳ vọng sẽ thu hồi số vốn đã đầu tư, IPO là một ví dụ.

Năm 2014, Sendo cũng nhận được khoản đầu tư 18 triệu USD từ nhiều công ty Nhật Bản, gồm SBI Holding. Tốc độ tăng trưởng ổn định qua từng năm là lý do khiến nhiều nhà đầu tư khác rót thêm vốn cho nền tảng này, Nikkei đánh giá.

Thả nổi việc mở shop, Lazada, Shopee... thành điểm buôn hàng giả, nhái

Không mất phí, không cần giấy phép kinh doanh, không bị kiểm duyệt và không mất thời gian, các gian hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử được mở ra dễ dàng, tùy tiện giao dịch.


Phúc Minh

Bạn có thể quan tâm