Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sen vàng trong bộ sưu tập cổ vật Cung đình Huế

Hàng loạt cổ vật là đồ thờ cúng, vũ khí cho tới vật dụng sinh hoạt thời nhà Nguyễn được trang trí, chạm khắc họa tiết sen bằng vàng.

Triển lãm "Sen trên cổ vật" khai mạc sáng 14/5 tại Bảo tàng Lịch sử (số 1 Tràng Tiền, Hà Nội). Trong ảnh là chậu bằng vàng (thế kỷ 19-20). Cổ vật thuộc bộ sưu tập hiện vật Cung đình Huế.
Hộp trang trí nổi cánh sen bằng vàng, có từ thế kỷ 19-20.
Kiếm trang trí hoa sen cách điệu được làm bằng ngọc, vàng và đồi mồi có từ thế kỷ 19-20. Trong triển lãm này, cổ vật Cung đình triều Nguyễn có sen (đồ thờ cúng, đồ dùng sinh hoạt) thường là đồ được chế tác từ những chất liệu quý hiếm.
Một đồ vật bằng vàng được chế tác khá tinh xảo là mũ trang trí cánh hoa sen thuộc văn hóa Chăm Pa (có từ thế kỷ 17-18)
Ngoài cổ vật Cung đình triều Nguyễn, các hiện vật có họa tiết sen được trưng bày còn được chia thành nhiều nhóm như trong nghệ thuật Phật giáo, vật dụng nghi lễ và đồ thờ cúng; vật liệu kiến trúc; trong đời sống xã hội và tranh thêu. Trong ảnh là miệng giếng chạm nổi bằng cánh hoa sen được làm bằng đất nung, có từ thời nhà Trần (khoảng thế kỷ 13-14).
Trang trí kiến trúc được làm bằng đất nung có từ thời nhà Lý (thế kỷ 11-13). Theo quan niệm Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, là trí tuệ, sự giác ngộ và tinh thần bất nhiễm.
Chiếc lư hương trang trí hình rồng chầu sen, chất liệu sành, có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18).
Tượng Bồ tát Chuẩn đề ngồi trên tòa sen đồng khảm tam khí, có từ thời Nguyễn (thế kỷ 19-20).
Tượng Phật Thích Ca sinh ra từ hoa sen làm bằng gỗ sơn, có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18).
Bộ kê chân cột được làm bằng đá, có từ thời Lý (năm 1057). Kệ chân hình vuông bốn mặt cạnh chạm khắc hình nhạc công tấu nhạc. Mặt trên tạo hình bông sen 16 cánh. Trong mỗi cánh trang trí đôi rồng chầu lá đề.
Đĩa thời Lê sơ thế kỷ 15. Hiện vật được phát hiện tại Cù Lao Chàm (Quảng Nam).
Hàng loạt cổ vật khác được làm bằng đất nung được trang trí cùng họa tiết, chất liệu bằng đồng có từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18).
Gạch in nổi hình hoa sen cách điệu được làm bằng đất nung có từ thời nhà Mạc (thế kỷ 16), nằm trong chùa Sổ, Thanh Oai, Hà Nội.
Lư hương được làm bằng sành (có từ thế kỷ 18-19) được phát hiện tại làng gốm Thổ Hà, Bắc Giang. Theo Bảo tàng Lịch sử quốc gia, phần lớn hiện vật được trưng bày đều là độc bản. Triển lãm kéo dài đến hết tháng 6/2015.

Cận cảnh 7 bảo vật quốc gia mới được công nhận

Bảy trong số 12 bảo vật Quốc gia mới được công nhận đang trưng bày hoặc bảo tồn tại Hà Nội. Đặc biệt có bảo vật xuất hiện từ 13 thế kỷ trước.

Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm