Lễ kỉ niệm 10 năm ra mắt iPhone sắp đến, cả thế giới đang bồn chồn về sự cách tân sắp diễn ra của Apple, mặc dù iPhone có vẻ vẫn không thay đổi. iPhone và những smartphone lấy cảm hứng từ nó đã cách mạng hóa mọi thứ, từ chuỗi cửa bán hàng lẻ đến ngân hàng, và cả giáo dục.
Thế nhưng, có lẽ sẽ không còn sản phẩm nào thay thể được giá trị mà iPhone đã từng mang lại cho thế giới.
Sẽ không còn sản phẩm thay đổi thế giới như iPhone. Ảnh: Reuters. |
Người dùng thường nghĩ iPhone và những smartphone lấy cảm hứng từ iPhone là những sản phẩm cách mạng. Kích thước vừa đủ để bỏ vào túi và mang đi bất cứ đâu, vừa mạnh mẽ để xử lí hàng tá tác vụ của người dùng hằng ngày. Đầy đủ những công nghệ được tích hợp vào đó để biến iPhone thành một máy ảnh hay thiết bị định vị.
Tuy vậy, ở góc nhìn khác, máy tính bàn và laptop đều được tạo thành bởi chuột, bàn phím, màn hình. Smartphone thực chất là mô hình thu nhỏ của chúng, với bàn phím ảo và cảm ứng thay cho chuột.
iPhone không phải thế hệ máy tính mới, nó là hậu duệ cuối cùng của thế hệ máy tính cũ.
Trong năm gần đây, người dùng đã chứng kiến nhiều sự ra đời của nhiều thiết bị thông minh mà không nhận ra cốt lõi của chúng là máy tính: các thiết bị điều hòa nhiệt độ thông minh, xe tự lái, các thiết bị tai nghe và kính, những tiện ích nhỏ gắn trong phòng khách có thể điều khiển qua giọng nói...
Đó đều là máy tính, vì đằng sau sự “thông minh” mà chúng thể hiện là những công việc xử lí tính hiệu qua những vi mạch phức tạp. Thế nhưng, không ai thực sự nhìn nhận chúng như vậy.
Thiết bị trong nhà thông minh và thực tế ảo sẽ là tương lai của công nghệ cao. Ảnh: Facebook. |
Trong khi chúng ta đang thắc mắc liệu iPhone có bỏ cổng tai nghe truyền thống hay không, những thiết bị tiện ích thông minh này đang dần len lỏi vào mọi khía cạnh cuộc sống con người. Chẳng hạn như những phụ kiện theo dõi sức khỏe cho các vận động viên, robot phục vụ thức ăn cho con người, điều hòa nhiệt độ và camara thông minh giúp bảo vệ nhà, bộ kính thực tế ảo dành cho các game thủ...
Các xu hướng này sẽ còn xuất hiện nhiều, mọi thứ, mọi nơi, mọi khía cạnh của cuộc sống. Thiết bị cấu tạo từ vi xử lí hàn trên bảng mạch sẽ trở nên ngày càng thông minh hơn. Chúng sẽ dần là sự kết hợp giữa robot, thực thế ảo, thiết bị đeo tay và cả trí thông minh nhân tạo.
Những sự kết hợp đó sẽ là khởi đầu của thế hệ máy tính mới.
Tuy nhiên, không phải cái mới sẽ tốt. Sự tồn tại của những thiết bị trong nhà thông minh có thể đem lại những ác mộng về an ninh. Khi những thiết bị này kết nối chung với nhau, kẻ xấu có thể tấn công và chiếm được quyền điều khiển tất cả thiết bị đó.
Chẳng hạn, người dùng không thực sự cần một chiếc tủ lạnh được kết nối Internet. Nhưng nếu có tủ lạnh thông minh, họ có thể theo dõi thông tin giá cả thực phẩm để quyết định mua gì. Nhưng họ cũng có thể bị theo dõi và kẻ xấu có thể nắm bắt được các thói quen ăn uống cũng như thông tin cá nhân.
Đáng lo ngại hơn, sự phát triển của công nghệ trợ lí ảo Assistant của Google, Alexa của Amazon hay Cortana của Microsoft đang khởi đầu cho kỉ nguyên các thiết bị từ nhỏ nhất đến lớn nhất sẽ được kết nối mạng đám mây để trao đổi thông tin với nhau. Và chúng sẽ càng ngày thông minh hơn.
Cho đến khi các công nghệ nhận diện giọng nói, thực tế ảo, Hologram phát triển đầy đủ, người dùng sẽ vẫn tương tác với những thiết bị thông minh qua smartphone. Trong tương lai, iPhone sẽ vẫn tốt như đã từng, nhưng nhiều công cụ sẽ được tạo ra nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ chính nào đó, và chúng sẽ có trí thông minh nhân tạo và kết nối với nhau.
Khi đó, người dùng có thể đi công tác tại nhà qua kính thực tế ảo, thực hiện những công việc nguy hiểm nhờ robot, đặt bàn tại nhà hàng nổi tiếng qua Chatbot. Những công cụ khác nhau cho nhu cầu khác nhau, sẽ không còn là kỷ nguyên mà iPhone có thể làm được mọi thứ.
Cuối cùng, trong tương lai mà mọi đồ vật đều đi kèm với từ “thông minh”, sẽ không còn thiết bị, sản phẩm nào lấy cảm hứng từ iPhone nữa.