Từ năm 2018, tập đoàn công nghiệp Đông Nam Á SCG đã tổ chức thành công Hội nghị phát triển bền vững lần 5 tại Thái Lan, mang lại những ảnh hưởng tích cực cho cộng đồng ASEAN.
Hội nghị phát triển bền vững lần 5 do SCG tổ chức xoay quanh chủ đề “Nền kinh tế tuần hoàn: Tương lai do chính chúng ta kiến tạo”. Nội dung các cuộc thảo luận đã chỉ rõ những tác hại mà hành vi tiêu dùng và sản xuất không phù hợp của con người gây ra cho Trái Đất, từ đó giới thiệu kinh tế tuần hoàn như một giải pháp phù hợp.
Hội nghị cũng thảo luận các giải pháp để áp dụng mô hình này cho toàn khu vực ASEAN từ kinh nghiệm thành công khi tiên phong áp dụng của tập đoàn SCG. Với vai trò nhà tổ chức, SCG đã truyền cảm hứng, kết nối, trở thành động lực chủ đạo thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các bên gồm 1.000 đại biểu đến từ 200 quốc gia và 100 tập đoàn hàng đầu thế giới.
Hội nghị Chuyên đề Phát triển bền vững 2019 do SCG tổ chức. |
Ngay sau sự kiện này, SCG đã có những hành động thiết thực để chứng minh cam kết của mình tại Việt Nam. Cụ thể, tháng 2, SCG đã cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH Dow Chemical Việt Nam (Dow Việt Nam), và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tiên phong đề xuất sáng kiến hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam.
Theo nghiên cứu tổ chức phi chính phủ Bảo tồn đại dương, Việt Nam đang là một trong 5 nước thải rác nhựa xuống biển nhiều nhất. Chính thực tế đó đã thúc đẩy SCG cùng các doanh nghiệp còn lại lựa chọn rác thải nhựa là vấn đề đầu tiên áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn để xử lý, cải thiện.
Theo đó, hợp tác này sẽ thúc đẩy chia sẻ kiến thức, chuyển giao công nghệ, nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo, để giải quyết vấn đề rác thải nhưa, nhất là bao bì nhựa sử dụng một lần trên quy mô toàn quốc.
Tận dụng thế mạnh của mình, 3 tập đoàn đã mang đến những giải pháp thiết thực cho lợi ích của cộng đồng. SCG là một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu khu vực có nhiều kinh nghiệm áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động tại Thái Lan và Việt Nam, cùng vai trò tiên phong khởi xướng trong việc kết nối và thúc đẩy hợp tác các bên.
Dow Việt Nam là công ty khoa học vật liệu và cung cấp giải pháp, đang nỗ lực phát minh các sản phẩm mới, công nghệ tái chế và tạo ra thị trường tiêu thụ mới cho rác thải nhựa tái chế.
Unilever Việt Nam chia sẻ đóng góp từ phía ngành hàng tiêu dùng nhanh sẽ bắt đầu ở khâu phân loại rác tại nguồn và tái chế rác thải nhựa.
Đại diện 3 công ty ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
Để tạo nên thay đổi toàn diện, ngoài sự hợp sức từ các tổ chức lớn, việc kêu gọi cộng đồng và các đơn vị, cá nhân khác tham gia là vô cùng quan trọng. Hợp tác lần này không chỉ giới hạn trong 3 doanh nghiệp ký kết, mà còn kêu gọi sự tham gia rộng rãi của các đơn vị có trách nhiệm ở trong và ngoài nước.
Bước đi tiên phong của 3 doanh nghiệp hứa hẹn sẽ tạo nên hiệu ứng lan toả đến nhiều doanh nghiệp, tổ chức của nền kinh tế. Từ đó, cộng đồng sẽ được kết nối, tạo nên sự thay đổi toàn diện và lâu dài cho vấn đề rác thải nhựa tại Việt Nam.
Thoả thuận hợp tác quản lý rác thải nhựa lần này là động thái chào sân chính thức cho việc triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Sự kiện này cũng mở ra những cơ hội, hướng đi mới cho các vấn đề đang nóng ở quy mô quốc gia và toàn cầu như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm không khí, thiếu nước sạch. Đó cũng là động lực cho một tương lai phát triển bền vững của kinh tế Việt Nam.
Bình luận