MSB cho hay sau khi nhận phản ánh của Zing.vn về việc quảng cáo của ngân hàng xuất hiện trong video của Khá Bảnh, ngân hàng này sẽ tạm dừng ngay tất cả quảng cáo trên YouTube.
”Việc xuất hiện quảng cáo trên YouTube là hình thức quảng cáo theo đuổi khách hàng tiềm năng (Remarketing). Khi khách hàng truy cập các website, YouTube… banner quảng cáo sẽ hiển thị cùng để tiếp cận khách hàng”, đại diện MSB cho hay.
“MSB chỉ lựa chọn quảng cáo trên những nội dung phù hợp với quy định của pháp luật, đạo đức và tích cực. MSB phối hợp cùng đơn vị quảng cáo tiến hành rà soát trước khi thực hiện và rà soát định kỳ hàng tuần các nội dung, chủ đề không liên quan để loại trừ. Với trường hợp như Zing.vn phản ánh, MSB đã tạm dừng ngay tất cả quảng cáo trên YouTube để tiến hành rà soát”, vị này khẳng định.
Quảng cáo của MSB xuất hiện trên video của Khá Bảnh. |
Kiếm tiền nhờ nội dung giật gân, côn đồ
MSB là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam dừng quảng cáo trên YouTube sau khi thương hiệu xuất hiện ở các video nội dung phản cảm, côn đồ như Khá Bảnh.
Nhờ xây dựng kênh YouTube đạt nút vàng qua việc sản xuất các video bạo lực, chửi bới, anh em giang hồ, đến đòi nợ thuê, đốt xe... Khá Bảnh vừa có thể tìm kiếm sự nổi tiếng để quảng cáo cho nhiều thương hiệu, vừa kiếm tiền từ Google Adsense.
Khi bị công an bắt giữ, Ngô Bá Khá khai thời gian gần đây được YouTube trả tiền đăng video mỗi tháng lên tới 450 triệu đồng. Nguồn tiền này đến từ các doanh nghiệp chi quảng cáo.
Khá Bảnh cho biết chỉ mới được trả tiền mấy tháng gần đây cho những video đăng trên YouTube. Thời gian đầu, Khá nhận được 7.000-8.000 USD mỗi tháng rồi tăng dần lên.
Không chỉ nhận quảng cáo của các doanh nghiệp, Khá còn nhận tiền quảng cáo từ các trang web cá cược bóng đá, lô đề, xóc dĩa trực tuyến.
YouTube: Ngó lơ để thu lợi?
Ngày 2/4, theo ghi nhận của Zing.vn toàn bộ 410 video trên kênh YouTube của Khá Bảnh đã bị tắt kiếm tiền. Người dùng không xem được bất kỳ quảng cáo nào trên kênh của Khá Bảnh. Tuy nhiên, nhiều video của Khá Bảnh vẫn hiển thị trên thẻ thịnh hành và trong phần gợi ý của YouTube.
Lãnh đạo YouTube được Bloomberg cho rằng đã ngó lơ không xử lý vấn đề vì lo ảnh hưởng đến tương tác và tăng trưởng người dùng. Ảnh: Bloomberg. |
Theo đó, các lãnh đạo của YouTube đã phớt lờ các cảnh báo cũng như đề xuất của nhân viên để giải quyết và gỡ bỏ các video độc hại. Thay vào đó, ưu tiên của họ là tăng sự tương tác. Ít nhất 20 nhân viên đã và đang làm việc ở YouTube đã từng đề xuất các giải pháp để chặn các video độc hại, nặng thuyết âm mưu... nhưng đều đã bị phớt lờ, Bloomberg cho biết.
Năm 2016, khi nhân viên đề xuất các giải pháp để ngăn chặn các video độc hại, họ được yêu cầu tập trung vào mục tiêu 1 tỷ giờ xem mỗi ngày. Các giải pháp đề xuất không được áp dụng vì lãnh đạo YouTube lo việc này sẽ ảnh hưởng đến sự tương tác và tăng trưởng người dùng trên nền tảng này.
Trong khi đó các nhân viên YouTube khác cũng được khuyến nghị không tìm kiếm các video độc hại trên YouTube, vì các luật sư cho biết công ty sẽ có trách nhiệm lớn hơn nếu có bằng chứng cho thấy các nhân viên biết và thừa nhận các video đó tồn tại.
Trả lời câu hỏi của