Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau Văn Miếu, đến lượt Hoàng thành Thăng Long khoác áo mới

Cổng Đoan Môn trong Hoàng Thành Thăng Long đang được tu bổ, quét vôi vàng. Diện mạo mới của di tích khiến nhiều người lạ lẫm.

Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 1
Đoan Môn, một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành, được tiến hành cải tạo từ giữa tháng 12/2016.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 2
Đoan Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn được gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 3
Cổng phụ hai bên đang gấp rút hoàn thiện công việc tu bổ.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 4
Mảng tường bong tróc được vá lại bằng vôi và cát, có thêm một phần xi măng. Khu vực khác được làm sạch rong rêu trước khi quét ve.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 5
Cùng với chỉnh trang, bảo quản Đoan Môn, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cũng bảo quản các hố khai quật khảo cổ học bên cạnh.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 6
Lan can lối dẫn lên tầng 2 khoác "tấm áo mới".
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 7
Khu vực bên trong di tích quét vôi trắng trên trần nhà.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 8
Trên nóc tầng hai là phương đình nhỉ kiểu hai tầng tám mái.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 9
Phần mái lợp ngói được giữ nguyên, các kết cấu gỗ được vệ sinh làm sạch bụi bẩn, sau đó đánh lại bằng véc-ni bằng tay theo phương pháp truyền thống.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 10
Một công nhân vệ sinh đang hoàn thiện nốt việc phủ vôi lên ống dẫn.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 11
Các chi tiết đều được phủ kín màu vàng.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 12
Mặt sau của cổng Đoan Môn.
Hoang Thanh Thang Long quet voi moi anh 13
Dự kiến ngày 20/1/2017 (tức ngày 23 tháng Chạp), việc tu bổ Hoàng Thành Thăng Long sẽ hoàn thành.

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Đông Kinh và tỉnh thành Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

Năm 2010, Ủy ban Di sản Thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận quần thể là di sản văn hóa thế giới. Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực và các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Van Mieu - Quoc Tu Giam thay mau son moi hinh anh

Văn Miếu - Quốc Tử Giám thay màu sơn mới

0

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) bị xuống cấp và được sơn lại màu. Nhiều ý kiến cho rằng việc phủ màu mới phần nào làm mất đi vẻ trang nghiêm của di tích nổi tiếng.

Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm