Tại buổi làm việc chính thức với tỉnh Bạc Liêu sáng 25/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “Đêm qua tôi chú ý đồng chí bí thư nói cảm ơn đồng bào đã chấp nhận khó khăn để cho Festival tổ chức thành công. Nghe xúc động nhưng đồng bào có chấp nhận không trong điều kiện khó khăn quá thế này”.
Sau Festival, hết tiền làm đường, kéo điện
Festival đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất (gọi tắt Festival) do Bạc Liêu đăng cai vừa khép lại, với kết quả là một lời quảng bá lan rộng về giá trị của đờn ca tài tử - một di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại.
222 tỉ đồng vẫn ngổn ngang trong chiều khai mạc Festival đờn ca tài tử lần thứ nhất do Bạc Liêu đăng cai." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/xpcwvovb/2014_05_06/don_ca.jpg" /> |
Nhà hát Ba nón lá 222 tỷ đồng vẫn ngổn ngang trong chiều khai mạc Festival đờn ca tài tử lần thứ nhất do Bạc Liêu đăng cai. |
Tuy nhiên, trong chuyến về dự lễ khai mạc Festival đờn ca tài tử tại Bạc Liêu (từ ngày 25 đến 29/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã nói với lãnh đạo tỉnh: “Trong điều kiện còn nghèo, nếu để lựa chọn giữa xây dựng 13 tuyến đường về trung tâm xã và xây dựng nhà hát, tôi nhất định chọn làm đường. Hoặc chọn việc kéo điện cho 371 tuyến dân cư đang chưa có điện”.
Nói về công trình nhà hát 222 tỷ đồng của Bạc Liêu, Thủ tướng nói: “Nghèo, nhà không có điện, làm sao hát hò được các đồng chí? Nhà hát cần nhưng trong điều kiện khó khăn hiện nay nên để làm sau. Còn chưa có nhà hát thì hát ở nhà. Đờn ca tài tử không phải đến nhà hát đâu, trên sông cũng hát được”.
Những công trình xót lòng dân
Theo các báo cáo chưa đầy đủ từ các ban quản lý dự án đến Ban tổ chức Festival, có trên 20 công trình được xây dựng, với giá trị đầu tư trên dưới 2.000 tỷ đồng, chưa kể chi phí tổ chức lễ hội. Tất cả công trình này được xây dựng với lý do để phục vụ Festival. Tuy nhiên, khi Festival diễn ra, nhiều công trình quan trọng đã không được đưa vào phục vụ như mục đích xây dựng ban đầu.
6,7 tỉ đồng." /> |
Biểu tượng ba dân tộc và sân phun nước nghệ thuật âm sàn vừa xây xong với tổng vốn 6,7 tỷ đồng. |
Chẳng hạn, công trình Trung tâm Triển lãm văn hóa - nghệ thuật và Nhà hát Cao Văn Lầu (có hình ba chiếc nón lá cách điệu nên nhân dân gọi là Nhà hát Ba nón lá) đầu tư đến 222 tỷ đồng không được sử dụng giờ nào trong Festival do xây dựng dở dang. Với các công trình đưa vào sử dụng thì phần lớn lại gây xót mắt người dân, khi chỉ để ngắm nhìn một đêm mà phải tốn hàng trăm tỷ đồng.
Theo báo cáo chính thức từ Ban quản lý dự án tỉnh Bạc Liêu vào tháng 2/2014, một số công trình phục vụ Festival có giá trị như sau: Quảng trường Hùng Vương là 118 tỷ đồng; cột cờ quảng trường 383 triệu đồng; hệ thống đèn pha cao áp 3,7 tỷ đồng; hệ thống màn hình thông tin bằng đèn LED 3,4 tỷ đồng; hệ thống cây xanh khu vực quảng trường 4,5 tỷ đồng; sân phun nước nghệ thuật âm sàn và biểu tượng ba dân tộc 6,7 tỷ đồng; cây đờn kìm cách điệu 20 tỷ đồng; trung tâm hội chợ triển lãm 67 tỷ đồng; ba nón lá 222 tỷ đồng…
Khập khiễng “con đường Bạc Liêu”
Tại Báo cáo số 239-BC/TU, ngày 25/4, của Tỉnh ủy Bạc Liêu, do bí thư Tỉnh ủy ký tên (được gửi cho các bộ ngành trung ương và báo đài hôm làm việc với Thủ tướng, 25/4), Bạc Liêu khẳng định con đường của mình là “Đi lên từ văn hóa”. Và những công trình ngàn tỷ đồng, mang danh phục vụ cấp bách Festival nói trên được bí thư Bạc Liêu liệt vào mục “các công trình phục vụ nhu cầu bức xúc của nhân dân”.
Tuy nhiên, con đường này của Bạc Liêu đã bị Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở và đề nghị điều chỉnh cho đúng với Nghị quyết đảng bộ tỉnh và Nghị quyết đại hội 11 của Trung ương.
20 tỉ đồng nhìn rất đẹp nhưng người dân nghĩ lẽ ra dùng số tiền này kéo điện cho người dân nghèo thì ý nghĩa hơn." src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/xpcwvovb/2014_05_06/don_ca13.jpg" /> |
Cây đờn kìm 20 tỷ đồng nhìn rất đẹp nhưng người dân nghĩ lẽ ra dùng số tiền này kéo điện cho người dân nghèo thì ý nghĩa hơn. |
Với phần con đường “đi lên từ văn hóa” của Bạc Liêu, Thủ tướng nói: “Kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; văn hóa là nền tảng tinh thần; quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên. Trong kinh tế có văn hóa, trong văn hóa có kinh tế. Còn mình nói đi lên bằng văn hóa thì có tuyệt đối hóa quá không? Không thể tuyệt đối hóa”. Thủ tướng nhắc nhở Bạc Liêu có thực mới vực được đạo, mạnh dạn nhìn vào yếu kém, khuyết điểm, tình hình thực tế còn nhiều khó khăn của mình để có những quyết sách đúng đắn hơn, phù hợp với thực tiễn, với nghị quyết của trung ương.
Thủ tướng: "Hãy lo việc học hành, chữa bệnh cho dân trước"
Báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, ông Võ Văn Dũng, đã nói về những khó khăn tỉnh mình, nghe qua ai cũng xót. Theo đó, bí thư cho biết, bệnh viện tỉnh đang quá tải, nhiều bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang, bệnh nhi hai, ba cháu nằm chung giường (cần đầu tư 767 tỷ đồng); còn 13/50 xã ô tô chưa đến được, trong đó có 11 xã chưa có đường ô tô, hai xã có đường nhưng xuống cấp (cần 800 tỷ đồng); tỉnh cũng còn đến 371 tuyến dân cư nghèo, đồng bào dân tộc chưa có điện (cần đầu tư 203 tỷ đồng); cán bộ huyện Vĩnh Lợi đang làm việc trong những khu nhà tiền chế ọp ẹp, vì chưa được đầu tư xây trụ sở; nhiều vùng sản xuất của nông dân Bạc Liêu đang thiếu nghiêm trọng hệ thống hạ tầng, thủy lợi…
Đối với 11 vấn đề Bạc Liêu kiến nghị Chính phủ hỗ trợ tiền, Thủ tướng giao các bộ, ngành trung ương xem xét. Riêng phần mục số 9, về việc hỗ trợ 155 tỷ đồng để hoàn thành Nhà hát Ba nón lá, Thủ tướng đề nghị nên chậm lại, nhường phần cho các công trình bức xúc thực sự với đời sống nhân dân.
Theo Thủ tướng, ưu tiên hàng đầu là lo chỗ cho dân trị bệnh, giúp dân có việc làm, có điều kiện phát triển kinh tế, con em được học hành… “Tôi thấy có nhiều nhà văn hóa xã rất khang trang nhưng có mấy người vô đó đâu” - Thủ tướng nói thêm trong lúc chỉ đạo Bạc Liêu phải dám nhìn thẳng vào thực tế địa phương để có hướng đi đúng hơn trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.