Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau Covid-19, Trung Quốc đối mặt thách thức mới từ lũ lụt

Khống chế và kiểm soát thành công đại dịch Covid-19, giới lãnh đạo Trung Quốc giờ phải đối mặt với thảm họa nghiêm trọng khác là lũ lụt kéo dài.

Mực nước trên sông Trường Giang một lần nữa đạt đỉnh tuần này tại tỉnh Tứ Xuyên và khu vực đô thị đông đúc của thành phố Trùng Khánh.

Cách đó 280 km về hạ nguồn, đập Tam Hiệp ghi nhận mực nước cao nhất kể từ khi hồ chứa bắt đầu tích nước vào năm 2003.

Mua lu Trung Quoc de doa da hoi phuc sau Covid-19 anh 1

Nước sông Đà Giang ở Tứ Xuyên dâng cao khiến hai bên bờ bị ngập. Ảnh: AFP.

Khủng hoảng nghiêm trọng

Lũ lụt năm nay không xuất hiện như sự kiện đơn lẻ mà là tình trạng kéo dài nhiều tháng, khiến tác động của nó khó có thể thống kê được sớm. Những đợt lũ mới vẫn xuất hiện bất chấp việc chính phủ thông báo bắt đầu các nỗ lực khắc phục thiệt hại cho đợt lũ trước đó.

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thị sát mưa lũ tại tỉnh An Huy, nằm ở hạ lưu đập Tam Hiệp, gọi các nỗ lực cứu trợ thiên tai của Trung Quốc là "bài kiểm tra thực tế cho sự lãnh đạo và hệ thống chỉ huy của quân đội". Ông gặp gỡ người thân của những người thiệt mạng khi tham gia chống lũ, và cũng trao đổi với các sĩ quan quân đội và công an, lực lượng được huy động cho công tác cứu trợ.

Việc cả ông Tập và Thủ tướng Lý Khắc Cường đều xuống địa phương thị sát tình hình mưa lũ cho thấy mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng, vốn gây thêm khó khăn cho nền kinh tế đang cố gắng hồi phục sau đại dịch Covid-19.

Ông Lý đến thăm Trùng Khánh, nơi đoạn sông Trường Giang chảy qua đây đã tràn bờ lần thứ 5 trong năm nay, và vào buổi trưa ngày 20/8 mực nước đã vượt kỷ lục năm 1981.

Các lãnh đạo đã cố gắng trấn an người dân rằng chính phủ đang làm mọi thứ có thể, nhưng mưa lũ đã gây ra thiệt hại kinh tế ước tính ít nhất 26 tỷ USD.

Tại họp báo ở Bắc Kinh vào tuần trước, ông Chu Học Văn, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi cho biết ít nhất 63 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi mưa lũ và 54.000 căn nhà đã bị phá hủy. Ít nhất 219 người đã thiệt mạng hoặc mất tích tính cho đến trước tuần này.

Tại Tứ Xuyên hôm 21/8, một trận lở đất do mưa lớn đã giết chết ít nhất 6 người tại một ngôi làng gần Nhã An. Một trận lở đất khác xảy ra ở vùng này cũng khiến 5 người mất tích.

Mua lu Trung Quoc de doa da hoi phuc sau Covid-19 anh 2

Bảo vệ canh gác một con ngõ nhỏ ở Trùng Khánh bị ngập, nhằm đảm bảo an toàn cho người qua lại. Ảnh: AFP.

Những cơn mưa lớn là điều bình thường ở miền Nam Trung Quốc trong mùa hè, nhưng năm nay mưa lớn hơn và kéo dài hơn bình thường, gây ngập úng nhiều nơi trong suốt hai tháng qua.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên ông Tập công bố một chiến dịch chống lãng phí thức ăn trong bối cảnh mưa lũ, mặc dù các quan chức khẳng định không có tình trạng thiếu hụt lương thực.

Mưa lũ kéo dài bất thường

Thời tiết cực đoan năm nay cũng gây nên tranh luận về vai trò của đập Tam Hiệp, công trình khổng lồ được khởi công từ năm 1994 khiến hơn một triệu dân phải di dời và có tác động môi trường nghiêm trọng với các khu vực xung quanh nó.

Lưu lượng nước vào hồ chứa của đập đạt 75.000 m3/giây, phá kỷ lục 65.000 m3/giây được ghi nhận tháng trước.

Mặc dù các quan chức cho biết con đập không gặp nguy hiểm, nhưng mực nước trong hồ chứa đã đạt tới mức tối đa. Kể từ khi mưa lũ bắt đầu vào tháng 6, giới chức liên tục khẳng định rằng đập Tam Hiệp có thể chống chọi với "cơn lũ thế kỷ", trong khi truyền thông nhà nước cho rằng nếu không vì con đập, lũ lụt ở các thành phố hạ lưu sông Trường Giang có thể còn tồi tệ hơn.

Hôm 21/8, các quan chức cho biết lưu lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp đã giảm đi phần nào, mặc dù mọi thứ vẫn được đặt trong tình trạng báo động. Tân Hoa Xã đưa tin áp lực kiểm soát lũ ở trung và hạ lưu sông Trường Giang đã được giảm bớt.

Con sông lớn thứ 2 Trung Quốc là Hoàng Hà cũng ghi nhận mưa lũ. Bộ Thủy lợi cho biết khúc sông chảy qua tỉnh Thiểm Tây ghi nhận mực nước cao nhất kể từ năm 1997. Gần 700 sông ngòi và phụ lưu khác cũng ghi nhận lũ lụt, khiến các con đập và đê bao cũ phải chịu áp lực.

Mưa lũ cũng đe dọa một trong số những thắng cảnh nổi tiếng nhất Trung Quốc. Tại Tứ Xuyên, nước dâng tới chân tượng Lạc Sơn Đại Phật khổng lồ, công trình có niên đại 1.200 năm được khắc từ núi đá và được công nhận là Di sản Thế giới bởi UNESCO.

Tại Trùng Khánh, nước lũ cũng bao trùm cổ trấn Từ Khí Khẩu ở quận Sa Bình Bá, khu chợ có tuổi đời hàng nghìn năm ở ngã ba nơi sông Gia Linh gặp Trường Giang.

Mua lu Trung Quoc de doa da hoi phuc sau Covid-19 anh 3

Biển hiệu yêu cầu thực khách hạn chế lãng phí thức ăn. Ảnh: AFP.

Tân Hoa Xã đưa tin nước dâng tới tận tầng ba của một số ngôi nhà sát bờ sông. Hình ảnh từ trên cao cho thấy dòng nước lũ đục ngầu cũng bao vây nhiều thắng cảnh ở bờ sông, bao gồm cả tòa nhà 11 tầng Hồng Nhai Động.

Tòa nhà này đã bị đóng cửa từ hôm 18/8 và công nhân đang dọn sạch nước bùn từ các tầng dưới.

"Thật đáng sợ khi nước dâng lên, con người không là gì trước thiên tai", cô Zhang, một quản lý nhà hàng tại tòa nhà, chia sẻ.

Trung Quốc mất đà hồi phục kinh tế vì lũ lụt lịch sử

Số liệu về hoạt động sản xuất cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn đang vật lộn để ứng phó với những tác động của đại dịch Covid-19 và mới nhất là tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp.

Khoảng cách Nam - Bắc ở Trung Quốc ngày càng nới rộng

Khoảng cách kinh tế giữa miền Nam thịnh vượng và miền Bắc của Trung Quốc đang mở rộng nhanh chóng, làm phức tạp chính sách kinh tế vĩ mô và tiền tệ.

Sơn Trần

theo New York Times

Bạn có thể quan tâm