Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sau bạo loạn ở Paris, Pháp nhượng bộ hoãn tăng thuế nhiên liệu

AFP dẫn nguồn tin từ chính phủ nói thủ tướng Pháp sẽ công bố quyết định đình chỉ việc tăng thuế nhiên liệu, nguyên nhân trực tiếp các cuộc bạo loạn ở Paris vài ngày qua.

Trước đó, quyết định tăng giá xăng của chính phủ Pháp, với lý do là thực hiện cam kết chống biến đổi khí hậu, đã châm ngòi sự tức giận trong dân chúng và kéo theo phong trào biểu tình "áo khoác vàng" khắp Paris tuần qua.

Người biểu tình lập ra các lô cốt, hàng rào thủ công bằng bàn ghế gỗ và phế liệu, đốt lửa thiêu rụi nhiều phương tiện giao thông, ném đá vào đội hình cảnh sát chống bạo động, cướp phá nhiều cửa hàng địa phương.

bao dong tai Phap anh 1
Người biểu tình đốt xe, ném bom xăng giữa đường phố. Ảnh: Reuters.

Đã có 3 người thiệt mạng, hơn 260 người bị thương và ít nhất 400 người bị bắt giữ. Lực lượng an ninh phải dùng tới hơn 10.000 lựu đạn hơi cay, đạn gây choáng và đạn nước để trấn áp đoàn người biểu tình.

Tổng thống Emmanuel Macron ban đầu tỏ ra cứng rắn với phong trào này. Ngày 2/12, Tổng thống Macron tới Khải Hoàn Môn đang bị gạch vẽ lung tung và chìm trong khói lửa và lên án bạo lực, ông nói rằng: "Không một lý do nào có thể biện hộ cho việc các cửa hàng bị cướp bóc, người qua đường hay các nhà báo bị đe dọa, còn Khải Hoàn Môn thì bị phá hoại".

Khi đó, tổng thống khẳng định việc tăng giá xăng dầu là điều cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo người phát ngôn chính phủ Benjamin Griveaux, ông Macron sẵn sàng đối thoại, tuy nhiên sẽ không rút lại việc cải cách chính sách.

bao dong tai Phap anh 2
Khải Hoàn Môn chìm trong khói lửa và bị bôi bẩn sau cuộc biểu tình và bạo động. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, chính sách tăng thuế được cho chỉ là "giọt nước làm tràn ly" làm bùng phát những tức giận lâu năm của người dân Pháp đối với các vấn đề kinh tế, xã hội khác.

Bạo loạn ở Paris hé lộ 'một nước Pháp khác' của người nghèo

Chính sách tăng giá xăng của Tổng thống Pháp Macron là giọt nước tràn ly, thổi bùng làn sóng biểu tình xuất phát từ bất mãn và nỗi sợ vốn đã len lỏi trong người nghèo từ lâu.

Khải Hoàn Môn tan hoang sau biểu tình lớn nhất thập niên ở Paris

Khải Hoàn Môn, "chứng nhân" lịch sử của nước Pháp, không chỉ chứng kiến cuộc biểu tình lớn nhất thập kỷ ở Paris mà, tệ hơn, còn trở thành "nạn nhân" trong vụ việc.




Vy Xuân

Bạn có thể quan tâm