Sát ngày khai thác, đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn ngổn ngang
Thứ sáu, 8/3/2019 09:56 (GMT+7)
09:56 8/3/2019
Chỉ còn ít tuần trước khi khai thác thương mại vào tháng 4, tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), nhiều hạng mục kết nối chưa hoàn thành, vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Khu vực hạ tầng tại nhà ga Văn Khê ngổn ngang ngày 7/3. Hệ thống thang máy chưa lắp ráp xong, khung mái vòm chưa hoàn thiện.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết dự án chỉ còn khoảng 4% khối lượng thi công liên quan tới một số hạng mục thô như đường dẫn, bên trong nhà chờ... Song phía dưới ga Văn Khê không được dọn dẹp dù sắp được khai thác thương mại.
Các trụ sắt làm khung mái vòm còn nham nhở sau khi được lắp.
Vật liệu xây dựng được dựng phía ngoài cầu thang dẫn lên ga.
Đường dẫn thang máy không có dấu hiệu của việc sắp vận hành chính thức.
Trước cửa nhà ga La Khê chất đống rác thải xây dựng.
Phía dưới nhà ga Quang Trung xếp nhiều kính không được che chắn.
Bảng điện thang máy nhà ga Quang Trung chưa được lắp đặt nhưng người dân vẫn vô tư đi lại quanh khu vực.
Ngổn ngang chiếu đệm trước cửa thang máy nhà ga Láng.
Nhà thầu xây dựng quây bạt bao quanh đường dẫn lên ga Láng khiến cho khu vực này nhếch nhác, nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Công nhân phun nước dọn sạch phía ngoài nhà ga La Thành, gấp rút hoàn thành kịp tiến độ công trình vào tháng 4 này.
Lộ trình qua 12 ga của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Đồ họa: Sang Ngô.
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án do chủ thầu Trung Quốc thực hiện. Ban đầu dự kiến triển khai dự án từ tháng 11/2008 đến tháng 11/2013 hoàn thành, tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD(trong đó gồm nguồn vốn chính phủ kết hợp với vốn vay ODA của Trung Quốc).
Tuy nhiên, với tiến độ chậm, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức được triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng).
Dự án đã được đóng điện toàn hệ thống vào cuối tháng 7/2018. Từ 20/9/2018, dự án vận hành thử toàn bộ hạng mục và sẽ khai thác thương từ tháng 4/2018.
Tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 16 hợp đồng, với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD. Các đơn vị ký kết 17 thoả thuận hợp tác chiến lược giữa công nghiệp quốc phòng Việt Nam và doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bỉ.
Chiều 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc.