Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sao nhiều người Việt vô tư búng 'chim' bé trai?

Nữ chuyên gia tâm lý người Úc cho rằng rất khó thảo luận về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam. Nguyên do các vụ xâm hại không được phát hiện và báo với chính quyền.

"Tôi cho rằng chúng ta có thể chưa hình dung xác đáng vấn đề này hiện đang nghiêm trọng tới đâu" - Jacqueline Langton, Chuyên gia tâm lý người Úc của Trường đại học RMIT Vietnam nói về Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam.

Văn hóa dung túng

Gia đình là hạt nhân trong nền tảng xã hội ở Việt Nam. Điều này đóng vai trò then chốt, quyết định các vụ việc xâm hại trẻ em có bị phát hiện và báo với chính quyền.

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng, phần lớn trường hợp xâm hại tình dục trẻ em do người trẻ em quen biết gây nên. Có thể người thân trong gia đình, hàng xóm láng giềng hoặc những người có mối quan hệ gần gũi với trẻ.

dam o tre em anh 1

Cô Jacqueline Langton

.

Khi hỗ trợ, giáo dục gia đình và trẻ em, tôi dần hiểu ra thực tế về nạn xâm hại tình dục trẻ em mà Việt Nam đang đối mặt. Dường như có một sự chấp nhận nhất định trên khía cạnh văn hóa truyền thống đối với những hành vi mang tính xâm hại.

Ví dụ, việc búng “chim” và vạch quần xem “chim” bé trai nơi công cộng được rất nhiều người cho là bình thường. Có người còn cho rằng họ làm vậy để được may mắn hay để kiểm tra giới tính của trẻ...

Trẻ em không có tiếng nói trong gia đình và không cảm thấy đủ yên tâm để chia sẻ với người lớn khi các em bị xâm hại. Nhất là khi điều đó có thể làm mất mặt gia đình.

Trẻ có thể lo sợ mình sẽ không được bảo vệ an toàn khi tiếng nói của các em không được lắng nghe và các cơ quan công an, cơ quan chức năng không điều tra, xử phạt người đã xâm hại.

"Trong gia đình, người thân cần khuyến khích trẻ em lên tiếng khi các em cảm thấy mình bị làm đau hoặc bị ép thực hiện các hành vi không mong muốn. Người lớn phải thật sự lắng nghe các em".

Jacqueline Langton

Đặc biệt, tôi cho rằng văn hóa và truyền thống nhất mực tôn trọng, hiếu đễ với người lớn, người ở vị trí quyền lực hơn mình cũng khiến các em nhỏ không dám lên tiếng tố cáo khi bị một người được cộng đồng xem trọng xâm hại tình dục.

Chung tay ứng phó

Những vụ việc gây chấn động dư luận như vụ nghệ sĩ Minh Béo bị cáo buộc xâm hại tình dục bé trai ở Mỹ cũng là cơ hội để chúng ta xem lại hệ thống pháp luật ở Việt Nam có đang bảo vệ được tất cả nạn nhân của xâm hại tình dục không? Luật pháp có được thực thi nhất quán không? Và dư luận có phản ứng thể hiện sự cảm thông, ủng hộ đối với người bị hại và không tiếp tục gây tổn hại đến các em không?

Theo tôi, Nhà nước, xã hội hay cá nhân đều có thể góp sức phòng tránh, ứng phó với xâm hại tình dục trẻ em.

Trước hết, cần giáo dục người dân, trong đó có trẻ em về sự đồng thuận trong tình dục và việc có thể nói “không” khi có người đụng chạm hay có những hành vi tình dục không mong muốn với mình, cũng như lên tiếng khi bản thân bị xâm hại.

dam o tre em anh 2

Học sinh tiểu học ở TP HCM mạnh dạn giơ tay trả lời câu hỏi sau khi được chuyên gia tâm lý cho xem clip về xâm hại tình dục ở trẻ em

.

Điều này có thể làm được nếu chúng ta dám vượt qua những ngại ngần hiện tại để thảo luận cởi mở.

Trong quá trình làm việc ở Việt Nam, tôi nhận thấy các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức xã hội trong nước đã có những nỗ lực lớn trong việc nâng cao hiểu biết về đồng thuận trong tình dục và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em.

Tuy nhiên, các chương trình này hướng tới thanh thiếu niên và trường học. Chưa tập trung vào giáo dục gia đình các em. Trẻ em nông thôn, vùng sâu vùng xa ít có cơ hội tiếp cận các thông tin này.

Với sức lan tỏa lớn, các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng Internet là những công cụ tuyệt vời để vận động, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chống xâm hại tình dục trẻ em trong cộng đồng. Qua đó thay đổi dần chuẩn mực văn hóa và những quan điểm hiện tại về các hành vi liên quan đến vấn đề này.

Mong là Việt Nam sớm có hệ thống bảo vệ trẻ em nhằm phát hiện và báo cáo tất cả trường hợp xâm hại tình dục trẻ em để sớm hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho các em.

Cô Frederikke Lindholm (thành viên của Shelter Collection, từng hỗ trợ xây dựng Trung tâm thông tin về xâm hại tình dục trẻ em ở TP HCM):

Xảy ra ngay trước mắt mà không biết

Để phòng ngừa xâm hại tình dục đối với trẻ em, chúng ta cần nhấn mạnh vào thông điệp hoàn toàn nghiêm cấm hành vi này đối với bất cứ cá nhân nào, thay vì tập trung vào việc dạy trẻ em hay gia đình tránh cho các em khỏi bị xâm hại.

Không ai có quyền làm bất cứ điều gì đối với thân thể người khác, dù là động chạm nhẹ nhàng, khi chưa có sự đồng thuận của họ.

Chúng ta thường nghĩ xâm hại tình dục trẻ em là một cái gì đó hiếm hoi và ít xảy ra trong thực tế. Nhưng không ngờ nó có thể xảy ra ngay trước mắt mà chúng ta không hề hay biết.

Phần lớn mọi người không dễ nhận biết các dấu hiệu khi trẻ em bị xâm hại tình dục. Người lớn cần nâng cao hiểu biết của bản thân và những người xung quanh về dấu hiệu khi trẻ bị xâm hại.

Ngoài ra, toàn xã hội có thể góp sức cải thiện vấn đề này bằng cách hỗ trợ các em từng bị xâm hại tình dục thay vì trách mắng, đổ lỗi cho các em, khiến các em cảm thấy mình có trách nhiệm khi bị xâm hại.

Tôi hi vọng chúng ta sẽ cùng nhau động viên các em trong quá trình hồi phục sau sang chấn và khuyến khích các em nỗ lực lên tiếng nói ra sự thật.

Thủ đoạn lạm dụng tình dục trẻ em ở Việt Nam

Bảo Anh (quê Long An) bị cáo buộc phát tán nhiều clip khiêu dâm, ảnh giao cấu với trẻ em lên mạng. Thanh niên 21 tuổi khai còn dâm ô 3 trẻ nam khác tại phòng trọ của mình.



http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160403/sao-nhieu-nguoi-viet-vo-tu-bung-chim-be-trai/1078201.html

Theo Hiền Nga/Tuổi Trẻ

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm