Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Săn 'trăng máu' ở Hà Nội, Sài Gòn

Ống kính viễn vọng tiêu cự 700-800 mm được lắp ngàm chuyển và gắn vào máy ảnh đã giúp cho bạn trẻ yêu thiên văn Việt Nam ghi lại những khoảnh khắc của 'trăng máu' chiều tối 8/10.

Chiều 8/10, các thành viên Câu lạc bộ thiên văn học nghiệp dư Hà Nội có mặt tại địa điểm quan sát nguyệt thực toàn phần - trăng máu trên tầng thượng một toà nhà ở quận Long Biên.

Rất nhiều người đã có mặt để chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ lạ một năm chỉ có 2 lần trên thế giới này.  Các em nhỏ cũng được bố mẹ đưa đến để quan sát cũng như giúp con mình có cái nhìn thực tế về thiên văn học và tự nhiên.

Các bạn trẻ trong clb sẵn sàng chuẩn bị với những ống kính thiên văn tiêu cự 700mm, 800mm, gắn kèm máy ảnh qua mout chuyển để chụp ảnh.
Câu lạc bộ chuẩn bị những ống kính thiên văn tiêu cự 700 mm, 800 mm, gắn kèm máy ảnh qua ngàm chuyển để chụp ảnh.

Cùng lúc, ở TP.HCM,  CLB Thiên văn Nghiệp dư tại đây cũng tổ chức cho các thành viên và người dân theo dõi cạnh chân cầu Khánh Hội, quận 1.

Các ống kính viễn vọng do nhóm tự chế. Nhiều người dân đi tập thể dục tỏ ra hứng thú trước hiện tượng này.

Đúng 18h15 trăng mới xuất hiện ở cuối chân trời phía đông, trời khá mù nên trăng xuất hiện muộn gần 1 tiếng so với dự kiến.
Từ điểm quan sát ở quận Long Biên (Hà Nội) đúng 18h15 trăng xuất hiện ở cuối chân trời phía đông. Trời khá mù nên trăng xuất hiện muộn gần 1 tiếng so với dự kiến.
18h30 trăng rực rỡ nhất với màu đỏ như máu khi bị trái đất che khuất ánh sáng chiếu đến từ mặt trời.
18h30 trăng rực rỡ nhất với màu đỏ như máu khi bị trái đất che khuất ánh sáng chiếu đến từ mặt trời.
Những bạn trẻ này thay nhau quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú qua kính viễn vọng.

Tại Sài Gòn, trăng mọc lên từ hướng Đông, trời lại nhiều mây nên rất khó quan sát rõ.

Tới hơn 7h, mặt trăng đã lên cao nhưng bị mây che nên không thể quan sát qua kính viễn vọng. Nhiều bạn trẻ phải dùng điện thoại để định vị mặt trăng phía sau đám mây dày đặc.

Nhiều người theo dõi bằng mắt thường trong khi các tay máy thất vọng khi không thể ghi lại những hình ảnh độc đáo từ điểm quan sát này.

Ở Hà Nội, tuy thời tiết không thuận lợi lúc ban đầu nhưng khi trăng lên cao, nguyệt thực thậm chí có thể nhìn rõ bằng mắt thường.
Hình ảnh nguyệt thực toàn phần lúc rõ nét nhất được chụp qua kính viễn vọng tiêu cự 800 mm.

19h trăng chuyển dần trở về màu sắc và ánh sáng bình thường, từ lưỡi liềm sang tròn.

Theo lý giải của thành viên Câu lạc bộ thiên văn học nghiệp dư TP.HCM, sở dĩ mặt chuyển sang màu ửng đỏ là do ánh sáng từ mặt trời có đủ các màu với các bước sóng khác nhau. Khi ánh sáng mặt trời đi qua lớp khí quyển trái đất, do hiện tượng tán xạ Raleigh thì các bước sóng ngắn như màu xanh, tím... sẽ bị khí quyển trái đất tán xạ gần như hoàn toàn, chỉ còn ánh sáng có màu về phía đỏ.

Lúc này, bầu khí quyển trái đất như một thấu kính hội tụ làm ánh sáng đỏ xuyên qua có hướng lệch về trục chính của vùng bóng tối tạo ra bởi trái đất và ánh sáng này đã chiếu rọi mặt trăng khi nó đi qua. Do vậy, mặt trăng có màu đỏ khi diễn ra nguyệt thực.

Tuấn Mark - Nguyễn Quang - Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm