Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Sản phẩm Việt cô đơn giữa các chuỗi phân phối Việt

Một sản phẩm công nghệ của doanh nghiệp Việt được đánh giá cao vừa ra mắt nhưng nó phải chọn cách dạt về các cửa hàng nhỏ lẻ.

Vừa qua, BKAV đã ra mắt điện thoại thông minh Bphone 3. Sự kiện này được đánh giá tích cực. Với người dùng, sản phẩm có nhiều công nghệ tiên tiến và giá hợp lý hơn rất để đáng trải nghiệm; với nhà sản xuất được đánh giá cao ở nỗ lực theo đuổi xây dựng một sản phẩm công nghệ cao. Một tinh thần đầy quyết tâm dù đã có 2 thất bại trước đó.

Tuy nhiên, trái với những công nghệ được quảng cáo tiên tiến, tốn kém chi phí khổng lồ và những nỗ lực của nhà sản xuất thì con đường đến với khách hàng của Bphone thật khó khăn.

Trong lần ra mắt Bphone 2, Bkav đã hợp tác với Thế Giới Di Động để phân phối sản phẩm vào chuỗi cửa hàng của “ông lớn” này với hy vọng đến gần với khách hàng mục tiêu. Thế nhưng, sau 1 thời gian sản phẩm công nghệ Việt đã ra đi "không kèn không trống" khỏi kệ bán hàng của nhà phân phối di động quyền lực số một thị trường và cũng là nhà phân phối Việt.

Với Bphone 3, một chỗ đứng trên kệ của các hãng phân phối di động hàng đầu Việt Nam là không. Thay vào đó, Bkav đã chọn phân phối tại 300 cửa hàng nhỏ lẻ trong nước.

Bphone 3 ban o dau anh 1
Bphone 3 có "đổi phận" so với 2 người anh em trước đó?

Ai cũng muốn sản phẩm tâm sức, trí óc và tiền bạc của mình đều có thể được đặt ở vị trí trang trọng với lượng khách đến đông đảo như các chuỗi cửa hàng của Thế giới di động hay FPT...

Thật khó để nói rằng các cửa hàng nhỏ lẻ sẽ giúp Bphone “nâng tầm” mình lên khi họ đều thua kém các chuỗi cửa hàng lớn ở cả vị trí, độ phủ sóng, cách giới thiệu sản phẩm, nhân viên giao dịch lẫn tiếng tăm… cho đến sự tiện lợi trong khâu chăm sóc khách hàng.

Với một smartphone như Bphone thì việc được trưng bày trong chuỗi cửa hàng lớn cũng chính là một cách khẳng định “tầm thương hiệu” cũng như “cái chất” của mình.

Và một điện thoại chất nhưng chỉ ở trong những cửa hàng nhỏ, ít tiếng tăm… thậm chí trên những chiếc kệ cũ kĩ thì chắc chắn sẽ không thể nói là ưng ý bằng xuất hiện trên những cửa hàng của chuỗi bán lẻ lớn. Đấy chưa kể 300 cửa hàng có đủ sức phân phối 1 lượng lớn để Bkav đủ sức thu hồi vốn sản xuất.

Một chuyên gia marketing khi nói về điều này chỉ đặt ra câu hỏi: Nếu bạn cần mua Bphone, bạn sẽ cảm giác thế nào khi phải lần tìm đến các cửa hàng nhỏ mới có thể thấy hàng thay vì tìm đến hệ thống phân phối rộng lớn của Thế giới di dộng như trước kia?. Và giữa hàng ngàn cửa hàng của các chuỗi phân phối lớn, Bphone có cảm thấy cô đơn trên kệ của những hàng nhỏ. Và các ông chủ nhỏ dù được cho là có hiểu nghề có đủ sức thổi Bphone thành một làn sóng. Hay nó vẫn cô đơn như trước?

Tại sao Bphone phải tự chọn cho mình 1 cửa ngách lặng lẽ, phải chăng sản phẩm Bphone đã bị các chuỗi cửa hàng lớn cho ra rìa khi không đem lại lợi nhuận như kỳ vọng? Nếu thật vậy thì không khỏi đáng buồn khi một sản phẩm Việt cô đơn và tự bơi trên sân nhà, ngay bên rìa các ông lớn phân phối người Việt.

Trong những cuộc hội thảo, hội nghị, tọa đàm, các câu hỏi kiểu “vì sao doanh nghiệp Việt chậm lớn” liên tục được đặt ra. Từ đổ lỗi cho chính sách, môi trường kinh doanh đến tiềm lực, khả năng quản trị của DN... nhưng có điều ít người nói tới là lý do “doanh nghiệp Việt cũng ít hỗ trợ nhau”.

“Tác động lan tỏa” là khái niệm vốn chỉ dành để “đo” hiệu quả thu hút đầu tư giữa dự án đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước, tức doanh nghiệp nước ngoài giúp doanh nghiệp  nội. Nhưng “tác động lan tỏa” của những doanh nghiệp thuần Việt với những doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước cùng nhau liên kết cũng quan trọng không kém.

Còn nhớ gần đây, Hiệp hội Xuất khẩu và Chế biến thủy sản Việt Nam cũng đã phải có ý kiến khi thủy sản vào siêu thị “nội” khó hơn vào các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) do cách hiểu khác nhau về các mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MPRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản phẩm thực phẩm.

Rồi cũng có doanh nghiệp than thở đưa hàng vào siêu thị khi siêu thị đòi mức chiết khấu 15-25% khiến họ gần như không thể chào các sản phẩm mới cho siêu thị vì không có lãi. Cá biệt dịp lễ tết mức chiết khấu còn lên đến 30%.

Dẫu biết rằng khi đã là quan hệ kinh tế thị trường thì mọi giao dịch đều trên cơ sở “thuận mua vừa bán”. Nhưng cách các doanh nghiệp ở vị thế "ông lớn" ứng xử với nhau đôi khi lại vẫn quá khắc nghiệt, không có cơ hội cho những sản phẩm mới, doanh nghiệp mới lớn lên và phát triển.

Tất nhiên, để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt không thể chỉ dựa vào “lòng yêu nước”, mà phải là “hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, chinh phục bằng chất lượng và giá cả cạnh tranh. Nhưng khi đã có chất lượng và giá cả cạnh tranh, mà thiếu đi sự hỗ trợ thì cũng khó có thể thành công hoặc chậm thành công. Hơn lúc nào hết, những doanh nghiệp Việt cần kết nối nhau lại để lớn mạnh bởi chúng ta hiểu hơn ai hết, muốn đi xa doanh nghiệp không thể đi một mình.

Bphone 3 sẽ gặp những đối thủ nào trong phân khúc?

Bphone 3 sở hữu mức giá 6,9 triệu đồng, nằm trong phân khúc tầm trung vốn đã rất sôi động với những cái tên như Huawei nova 3i, Oppo F7 hay Nokia 6.1 Plus.


Theo H.Nam/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm