Săn ốc mặt trăng ở đảo Lý Sơn kiếm bạc triệu mỗi ngày
Chủ nhật, 26/3/2017 07:07 (GMT+7)
07:07 26/3/2017
Tháng 3, ngư dân Lý Sơn đi tàu ra vùng biển quanh đảo lặn bắt loại ốc cừ (còn gọi là ốc mặt trăng) một đặc sản của địa phương. Nhiều người thu vài triệu đồng mỗi ngày nhờ bắt ốc.
Khác với đánh bắt thủy sản xa bờ, ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) đầu tư khoảng 20 triệu đồng đóng tàu cá công suất nhỏ, mua máy nén khí, hệ thống dây hơi cùng quần áo, kính để hành nghề lặn bắt ốc xà cừ ở độ sâu khoảng 10 m tại những vùng rạn đá quanh đảo. Hàng ngày, họ ra vùng biển cách bờ 2-4 hải lý từ sáng sớm lặn bắt loại ốc. Trên tàu chuyên hành nghề lặn bắt ốc cừ, ngư dân trang bị hệ thống dây hơi nối với máy nén khí cung cấp oxy cho người lặn bắt ốc suốt nhiều giờ liền dưới đáy biển Lý Sơn.
18 năm hành nghề lặn bắt ốc cừ ở quanh đảo Lý Sơn, ông Võ Văn Hai (ngụ thôn Tây, xã An Vĩnh) cho biết tùy theo tình hình sức khỏe và số lượng ốc dưới đáy biển, ông làm việc dưới nước 8-12 giờ mỗi ngày. Buổi trưa ngoi lên mặt biển lên tàu ăn cơm, nghỉ ngơi khoảng một giờ, sau đó tiếp tục làm việc.
Kết thúc một ngày lặn ngụp mưu sinh dưới đáy biển, khoảng 16h chiều ngư dân đưa tàu về neo đậu ở bến rồi chèo thúng chở sản phẩm vào bờ tiêu thụ.
Ngư dân Nguyễn Văn Anh (ngụ xã An Vĩnh) nhẩm tính ít nhất mỗi ngày có 5 tấn ốc cừ và một số loại ốc, thủy sản khác do ngư dân Lý Sơn khai thác bán cho thương lái.
"Nghề lặn bắt ốc cừ dù ngâm nước dưới biển chịu lạnh cả ngày cơ cực, nhọc nhằn nhưng bù lại có thu nhập khá cao, đắt bắt đi về trong ngày", anh Trần Văn Hạnh (ngụ xã An Hải) nói.
Theo giá thị trường hiện nay, mỗi kg ốc cừ (loại còn nguyên vỏ) khoảng 40.000 đồng, loại đã đập vỏ chỉ lấy ruột khoảng 200.000 đồng. Hàng ngày mỗi ngư dân lặn bắt khoảng 20 kg ốc à một số thủy sản khác, thu nhập từ 1 triệu đến vài triệu đồng.
Theo các ngư dân, vài năm trước, mỗi kg ốccừ chỉ đổi được một kg gạo nhưng gần đây giá loại ốc này tăng vọt do nhu cầu người dân cùng du khách đến tham quan đảo Lý Sơn tăng cao. Ốc cừ trở thành món ăn đặc sản không chỉ ở huyện đảo Lý Sơn mà còn lan rộng khắp ở các nhà hàng ở các tỉnh miền Trung.
Phụ nữ cũng có thu nhập mỗi ngày 300.000-400.000 đồng từ việc đập vỏ lấy ruột ốc.
Ốc cừ hoặc ốc mặt trăng ở phần miệng có miếng vảy dày giống chiếc cúc áo bằng xà cừ, lật ngửa ra thì trông giống hình mặt trăng. Nhiều du khách thưởng thức món ốc này còn đặt tên đây là món ốc gõ. Do mỗi khi ăn họ phải gõ vài lần thì phần thịt ốc bên trong mới lộ ra ngoài.
Ốc cừ được bày bán ở chợ đêm thủy sản Lý Sơn phục vụ khách du lịch. "Tôi đã đi du lịch nhiều nơi nhưng chưa nơi đâu có món ốc dân dã tươi còn nguyên mùi biển khơi thơm ngon như ở Lý Sơn", chị Trần Thị Tuyết Hà (ngụ Hà Nội) thổ lộ.
Bên cạnh khai thác ốc cừ, một số ngư dân còn đánh bắt thêm những loại có giá trị kinh tế cao như cua huỳnh đế, bạch tuộc, có ngày thu nhập lên đến 4 triệu đồng/ngày.
Ông Lê Văn Ninh, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, cho hay từ lâu huyện xác định nghề lặn, trong đó có nghề lặn bắt ốc cừ có vai trò quan trọng giúp ngư dân địa phương phát triển kinh tế biển đảo, nâng cao thu nhập gia đình.
Huyện từng mời các chuyên gia giàu kinh nghiệm về địa phương tập huấn lặn biển an toàn cho bà con; khuyến cáo người dân không nên khai thác ồ ạt, bảo vệ nguồn lợi thủy sản quanh đảo.
Hàng nghìn nông dân huyện đảo Lý Sơn những ngày này tất bật ra đồng thu hoạch tỏi đưa về cắt ngọn, phơi khắp nơi trên mặt đất, mái nhà tạo nên bức tranh vụ mùa no ấm.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết trường hợp chỉ số CPI năm 2025 biến động cao, quy định về mức giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân có thể phải điều chỉnh vào tháng 10.
Lực lượng chức năng Hà Nội vừa phát hiện một xưởng sản xuất bim bim bẩn mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại bim bim tại đây được bày trực tiếp dưới sàn bẩn.