Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Săn đặc sản sâu măng giá 200.000 đồng/kg làm mồi nhậu

Sâu măng được coi là món ăn đặc sản của người dân nơi đây, sâu không có nhiều để người ta bắt, do vậy giá sâu rất đắt, lên tới 200.000 đồng/kg.

Thời gian gần đây, ngược lên các huyện phía tây Thanh Hóa như: Quan Hóa, Bá Thước, Ngọc Lặc, Lang Chánh… chúng ta rất dễ dàng được thưởng thức món sâu măng đặc sản nơi này.

Có chuyến công tác lên miền Tây xứ Thanh, chúng tôi được người dân đãi món ăn đặc sản của người miền núi đó là món sâu măng.

Người dân đang đi vào rừng luồng để bắt sâu măng.

Người dân đang đi vào rừng luồng để bắt sâu măng.


 

Ban đầu nghe từ sâu chúng tôi đã cảm thấy lạnh người, song khi ăn một miếng thì cảm nhận ban đầu như người dân nơi đây nói đúng là món đặc sản bởi nó rất thơm, ngon và béo ngậy.

Ăn xong bữa cơm cùng người dân, chúng tôi được đi theo để “săn” sâu.

Anh Lương Văn Khương (xã Yên Khương) nói, mùa này sâu nhiều lắm, ở đây cứ chỗ nào có luồng là chỗ đó có sâu. Sâu càng có nhiều thì luồng càng mất mùa. Anh Khương bảo, măng luồng chỉ mới nhú lên hoặc cao khoảng 1 mét thì đã bị sâu đục thân.

Cây măng nào “dính” phải sâu thì coi như cây đó chết. Như nhà anh Khương có diện tích trồng luồng hơn 1ha nhưng hầu như cây măng nào mới nhú lên cũng đều bị chết vì sâu.

Sâu được đưa về chế biến thành thức ăn.

Sâu được đưa về chế biến thành thức ăn.

500.000 đồng một chiếc chân gà ở quán nhậu Hà Nội

Thịt gà Đông Tảo giá hơn 1,1 triệu/kg, chân gà Đông Tảo giá 500.000 đồng/chiếc... thực đơn mới của một nhà hàng ở Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) làm không ít người tròn mắt ngạc nhiên.

Ngày nào anh Khương cũng vác con dao và một cái rổ đi quanh rừng luồng nhà mình. Mỗi lần đi như vậy, chỉ trong vòng khoảng một tiếng đồng hồ là anh đã kiếm được hơn 1kg sâu về nhà, vậy là có một bữa ăn ngon tuyệt.

Để bắt được sâu măng, đầu tiên phải quan sát xem cây măng đó đã có biểu hiện chết hay chưa. Nếu thấy đang héo dần thì sẽ có sâu bên trong, lúc này chỉ cần cầm dao chặt xuống, chẻ đôi cây măng ra là bên trong có sâu. Trung bình mỗi cây măng có khoảng 1 đến 2 con, có cây nhiều lên tới 4, 5 con.

Sâu măng được coi là món ăn đặc sản của người dân nơi đây, sâu không có nhiều để người ta bắt do vậy giá sâu rất đắt, lên tới 200.000đồng/kg.

Giải thích về việc sâu đắt, anh Khương cho biết: Thông thường diện tích trồng luồng là do mỗi nhà quản lý, do vậy không ai được đến phần đất nhà người khác để chặt măng và bắt.

Sâu măng đặc sản được người dân chế biến thành rất nhiều món như: Sào măng, rang mỡ, kẹp xiên để nướng hoặc bỏ vào ống luồng nướng.

Món ăn thông dụng mà người dân hay nấu là xào măng, bởi món này vừa nhanh và dễ làm. Nhưng ăn ngon phải kể đến món nướng, tuy nhiên món này rất cầu kỳ nên ít người làm.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/187503/san-dac-san-sau-mang-lam-moi-nhau.html

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn có thể quan tâm